Chủ tịch Mặt trận trăn trở phương thức hoạt động trên mạng xã hội

VOV.VN -Nhiều ý kiến của đại biểu nêu ra về sự phát triển của Mặt trận Tổ quốc trong giai đoạn mới.

Trong Hội nghị góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VIII tổ chức sáng 4/8, Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong rất nhiều ý kiến đóng góp tại hội nghị, điều khiến ông trăn trở nhất là việc phát triển công tác mặt trận trên mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay.

“Vấn đề các bác nêu khiến tôi rất suy nghĩ. Mặt trận tham gia lĩnh vực truyền thông như thế nào? Mặt trận có cách gì để tham gia mạng xã hội trong bối cảnh phát triển hiện nay…”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Trăn trở của ông Nguyễn Thiện Nhân là được các bậc lão thành tham gia nêu ra tại hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị

Ông Đỗ Phượng – nguyên Tổng Giám đốc TTXVN nêu, trong báo cáo về dự thảo văn kiện không đề cập đến việc hội nhập và truyền thông mạng xã hội. Theo ông Phượng, hiện nay nguồn thông tin từ mạng xã hội là rất phức tạp và mặt trận phải có vai trò, trách nhiệm trong sự phát triển này. “Mặt trận cần có một bộ phận theo dõi mạng xã hội. Mặt trận làm chính chứ không phải Đảng, Chính phủ làm”, ông Đỗ Phượng nói.

Nhiều đại biểu tham gia hội nghị cũng đồng tình với quan điểm của ông Đỗ Phượng đồng thời cho rằng, hiện nay còn thiếu thông tin chính thống trên công tác mặt trận đến công chúng, cơ sở.

Tiếp tục góp ý dự thảo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nguyên Tổng giám đốc TTXVN cho rằng, so với 20 năm trước, công tác mặt trận thời gian gần đây đã tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên nhìn nhận một cách cụ thể, ông Đỗ Phượng cho rằng, đang có nhiều tỉnh, nhiều huyện hoạt động của mặt trận còn mờ nhạt.

“Tôi đi một số tỉnh, hoạt động mặt trận ở đây còn tình trạng: “Ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”. Ông giám đốc sở còn quan trọng hơn ông Chủ tịch mặt trận”, ông Đỗ Phượng nói.

Bên cạnh đó, ông Đỗ Phượng còn cho rằng, trong công tác tuyên truyền thì mặt trận cũng phải có cách nói riêng, truyền đạt riêng. “Không phải Chính phủ nói như thế nào thì mặt trận nói lại như thế”.

Đối với việc tập hợp, quy tụ các thành phần tham gia mặt trận Tổ quốc, ông Đỗ Phượng kiến nghị, cán bộ mặt trận cần đi phải đi sâu, đi sát, phải gặp gỡ mọi thành phần, tầng lớp nhân dân thì mới thể lôi kéo được họ tham gia mặt trận.

Ông Đỗ Phượng phát biểu tại hội nghị

Bổ sung quan điểm, Giáo sư Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam cho rằng, phương thức hoạt động của mặt trận không nên hành chính hóa. “Làm sao tiếng nói của mặt trận dễ đi vào lòng người, đó không phải là mệnh lệnh”, Giáo sư Châu bổ sung.

Nhìn nhận hoạt động của mặt trận trong hơn 30 năm đất nước đổi mới, ông Đỗ Phượng tiếp tục cho rằng, hiện nay cơ cấu xã hội đã có nhiều thay đổi, biến động lớn nên mặt trận phải đi vào từng tầng lớp nhân dân, lượm nhặt những suy nghĩ, để có thể có cách giải quyết thỏa đáng, lợi ích và yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.

Mặt trận là lá cờ đầu trong chống suy thoái đạo đức

Góp ý về văn kiện dự thảo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của  Giáo sư Phạm Thị Trân Châu – Chủ tịch Hội nữ trí thức Việt Nam nêu, trong báo cáo tình hình, có một cái chốt là có sự suy thoái đạo đức. Đây là vấn đề gốc rễ sinh ra mọi chuyện.

Theo Giáo sư Châu: “Tham nhũng cũng là do suy thoái đạo đức. Do đó, mặt trận cố gắng giải quyết vấn đề này. Mặt trận không phải là phục vụ các vấn đề mà chính phủ nêu ra. Mặt trận làm theo cách của mặt trận thì hiệu quả hơn nhiều”.

Đối với vấn đề suy thoái đạo đức, Giáo sư Châu đặt vấn đề trong giám sát, phản biện khoa học trong giáo dục. “Giáo dục con người như thế nào, ở các bậc giáo dục, để các thế hệ sau này không bị suy thoái về đạo đức”, Giáo sư Châu nói.

Liên quan đến vấn đề về giáo dục đạo đức con người, ông Nguyễn Quốc Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo cho rằng, chúng ta đang quên đi tiềm lực rất lớn của tôn giáo. “Vấn đề này cần giải phóng nếu không chỉ mang tính khẩu hiệu”, ông Tuấn nói.

Nhiều đại biểu cũng nêu lên vấn đề về đại đoàn kết dân tộc. Theo ý kiến chung hơn lúc nào hết, mặt trận cần phải có tuyên ngôn về đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới. Cần nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ. Đại hội lần này cần gương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc.
Nêu bật vai trò của tôn giáo trong công tác mặt trận, ông Tuấn đưa ra ví dụ: “Tôi đi công tác ở Cần Thơ và rất ngạc nhiên khi các linh mục ở giáo xứ Vĩnh Thạnh chủ động liên hệ công an thị trấn để ký một cam kết 3 không: “Không ma túy, không mại dâm và không trộm cắp”. Công an hơi ngỡ ngàng không biết sao có chuyện này. Thời điểm đó, cấp ủy chính quyền địa phương hơi e ngại nhưng sau đó cấp ủy ở Cần Thơ cho phép làm. Và không chỉ dừng lại ở 3 không mà ở đây còn phát triển lên 4 không, 5 không, 6 không…”.

Từ ví dụ của mình ông Tuấn nêu vấn đề, tôn giáo có nhiều tiềm lực trong cung cấp dịch vụ công và y tế, giáo dục. Nhưng hiện nay chúng ta vẫn duy trì ở mức độ cho phép tôn giáo phát triển giáo dục ở cấp mầm non.


Đối với giáo dục trong tôn giáo, ông Tuấn cho biết: “Họ vẫn dạy giáo lý, nhưng đó là cách cư xử, và đó là điều tốt. Chúng ta không nên độc quyền trong dạy đạo đức cho con người”.

Theo đó, góp ý vào dự thảo văn kiện của đại hội, ông Tuấn đề nghị Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sắp tới cần phải bàn về vấn đề này.

Ngay sau ý kiến của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận: “Đúng là tiếp xúc với người có đạo mới thấy nguyện vọng tham gia giáo dục rất chính đáng. Tháng 10/2013, tôi đã tiếp xúc với một đức cha. Đức cha nêu hai nguyện vọng là được khám chữa bệnh miễn phí. Được dạy học lên lớp 1-2-3. Cách đây 2 năm, mặt trận đã báo cáo vấn đề này với Chính phủ và đã tiến hành khảo sát. Qua lời ông Nguyễn Quốc Tuấn chúng tôi sẽ củng cố, làm nhanh hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao công việc
Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao công việc

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nhận bàn giao công việc từ vị tiền nhiệm Huỳnh Đảm.  

Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao công việc

Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân nhận bàn giao công việc

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nhận bàn giao công việc từ vị tiền nhiệm Huỳnh Đảm.  

Chia sẻ của Tân Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân
Chia sẻ của Tân Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân

VOV.VN - Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ sau khi Hội nghị MTTQ Việt Nam hiệp thương cử ông giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam

Chia sẻ của Tân Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân

Chia sẻ của Tân Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân

VOV.VN - Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ sau khi Hội nghị MTTQ Việt Nam hiệp thương cử ông giữ chức Chủ tịch MTTQ Việt Nam

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singapore
Chủ tịch Mặt trận tiếp đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singapore

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng chuyến thăm của đoàn góp phần phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singapore

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại biểu Hiệp hội Nhân dân Singapore

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng chuyến thăm của đoàn góp phần phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại diện UNDP tại Việt Nam
Chủ tịch Mặt trận tiếp đại diện UNDP tại Việt Nam

VOV.VN -Ông Nguyễn Thiện Nhân mong muốn UNDP chia sẻ kinh nghiệm trong việc lắng nghe ý kiến của người dân.

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại diện UNDP tại Việt Nam

Chủ tịch Mặt trận tiếp đại diện UNDP tại Việt Nam

VOV.VN -Ông Nguyễn Thiện Nhân mong muốn UNDP chia sẻ kinh nghiệm trong việc lắng nghe ý kiến của người dân.