Có tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong bồi thường giải phóng mặt bằng ở Kon Tum

VOV.VN - Những ách tắc trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều dự án đầu tư công ở tỉnh Kon Tum không thể khởi công, chậm tiến độ cũng như khó giải ngân vốn đầu tư.

Cùng với nguyên nhân khách quan, lãnh đạo tỉnh Kon Tum khẳng định, có tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong việc phê duyệt giá đất để bồi thường giải phóng mặt bằng.

Từ đầu năm đến nay tỉnh Kon Tum mới giải phóng được mặt bằng cho 12/37 dự án đạt khoảng 32% kế hoạch năm 2024. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm gây cản trở tiến độ thực hiện một loạt dự án, đặc biệt là những dự án trọng điểm của tỉnh. 

Điển hình là Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 676 nối huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi; Dự án đường trục chính phía Tây thành phố Kon Tum; Dự án xây dựng mở rộng doanh trại các đơn vị trực thuộc Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 tại xã Hoà Bình, thành phố Kon Tum…

Về nguyên nhân dẫn đến chậm trễ, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cho biết: “Công tác giải phóng mặt bằng phức tạp, nhạy cảm tác động nhiều đối tượng. Rất nhiều quy trình, từ dân cho tới thôn, xã rồi nhiều các cơ quan thẩm định. Nguyên nhân ở đây nữa là các quy định pháp luật, mặc dù có điều chỉnh, bổ sung các Nghị định kể cả Luật đất đai nhưng mà cũng chưa đồng bộ.

Ví dụ như giữa Luật lâm nghiệp với Luật đất đai, rồi Luật quy hoạch nữa. Ra làm việc rất nhiều lần với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để mà hướng dẫn nhưng mà lên Văn phòng Chính phủ lại không phù hợp do cách hiểu, cách thực hiện khác nhau”.

Để đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án, thời gian qua UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế và điều kiện của tỉnh, như về đơn giá cây trồng; uỷ quyền cho cấp huyện phê duyệt giá đất…Thế nhưng, trong khi hầu hết các vướng mắc đã được cấp tỉnh tháo gỡ, thì việc quyết định giá đất cụ thể để chi trả đền bù đã được tỉnh uỷ quyền cho cấp huyện lại chưa thực hiện.

Tại kỳ họp lần thứ 7, HĐND tỉnh Kon Tum vừa qua, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang nêu rõ: “Phần của trên là xong rồi, hết vướng mắc khó khăn rồi bây giờ phần của tỉnh thì chờ giá hẹn tháng này qua tháng kia. Giao ban thường trực hàng tuần tôi liên tục nhắc vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo giải phóng đền bù. Chủ đầu tư và nhà thầu cứ chờ mặt bằng miết. Rồi UBND tỉnh và huyện hứa tháng này có giá, tháng kia có giá nhưng mà hứa xong lại hẹn tiếp”.

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum khẳng định có hiện tượng sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc phê duyệt quyết định giá đất để chi trả đền bù của cấp huyện. Vấn đề này đang tiếp tục được Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Kon Tum đốc thúc, theo dõi đồng thời quy trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu những huyện không hoàn thành nhiệm vụ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân
Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

VOV.VN - Sau hơn 3 năm chờ đợi, gần 700 hộ dân ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn hứa giải quyết, chi trả hơn 3 tỷ đồng tiền công tham gia bảo vệ gần 16.000 héc-ta rừng chưa chi trả từ năm 2020. Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tỉnh Kon Tum chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân?

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

VOV.VN - Sau hơn 3 năm chờ đợi, gần 700 hộ dân ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn hứa giải quyết, chi trả hơn 3 tỷ đồng tiền công tham gia bảo vệ gần 16.000 héc-ta rừng chưa chi trả từ năm 2020. Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tỉnh Kon Tum chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân?

Hộ gia đình trồng rừng, phát triển lâm nghiệp ở Kon Tum chưa được hỗ trợ gạo
Hộ gia đình trồng rừng, phát triển lâm nghiệp ở Kon Tum chưa được hỗ trợ gạo

VOV.VN - Thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021- 2025, thế nhưng đến nay việc hỗ trợ gạo cho hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm nghiệp ngoài gỗ ở tỉnh Kon Tum vẫn chưa thể thực hiện.

Hộ gia đình trồng rừng, phát triển lâm nghiệp ở Kon Tum chưa được hỗ trợ gạo

Hộ gia đình trồng rừng, phát triển lâm nghiệp ở Kon Tum chưa được hỗ trợ gạo

VOV.VN - Thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 từ năm 2021- 2025, thế nhưng đến nay việc hỗ trợ gạo cho hộ gia đình tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm nghiệp ngoài gỗ ở tỉnh Kon Tum vẫn chưa thể thực hiện.

Đảng viên ở Kon Tum: Học Bác để giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Đảng viên ở Kon Tum: Học Bác để giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

VOV.VN - Trong những năm qua, các cấp ủy đảng ở tỉnh Kon Tum luôn quan tâm, chú trọng việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo gương Bác từ những công việc gần gũi, thiết thực hàng ngày, những đảng viên người dân tộc thiểu số ở Kon Tum đang giúp dân làng thay đổi nếp nghĩ, cách làm để có cuộc sống tốt hơn.

Đảng viên ở Kon Tum: Học Bác để giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Đảng viên ở Kon Tum: Học Bác để giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

VOV.VN - Trong những năm qua, các cấp ủy đảng ở tỉnh Kon Tum luôn quan tâm, chú trọng việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học và làm theo gương Bác từ những công việc gần gũi, thiết thực hàng ngày, những đảng viên người dân tộc thiểu số ở Kon Tum đang giúp dân làng thay đổi nếp nghĩ, cách làm để có cuộc sống tốt hơn.