Còn nhiều bất cập trong công tác giám sát báo chí

VOV.VN -Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng làm việc với Bộ TT&TT về dự thảo báo cáo giám sát thực hiện chính sách, pháp luật báo chí.

Ngày 4/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức cuộc họp với Bộ Thông tin và Truyền thông và một số cơ quan thông tấn, báo chí để nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ thông tin năm 2014, dự kiến chương trình công tác năm 2015; đồng thời góp ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tấn báo chí gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử và xuất bản.

 
Toàn cảnh hội nghị

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tích cực chỉ đạo thực hiện các đề án, dự án tuyên truyền thông tin được giao như đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam; xây dựng các chương trình thông tin chuyên đề phục vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam…

Về chương trình công tác năm 2015, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí cho biết sẽ tiếp tục bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông, tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo… đồng thời triển khai các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, phát triển hệ thống truyền thông đa phương tiện theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán, thính giá trong cả nước.

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Minh Hùng cho biết, những định hướng hoạt động của Đài trong thời gian tới: “Chúng tôi đang xây dựng kênh phát thanh đối ngoại quốc gia trên cơ sở hệ phát thanh đối ngoại. Đồng thời xây dựng kênh phát thanh dân tộc quốc gia, tăng các chương trình phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa. Một nhiệm vụ nữa là tập trung triển khai để ra mắt kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam. Đây là trách nhiệm rất lớn của Đài TNVN đối với Đảng, Nhà nước và Quốc hội khi ra kênh này”.

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã góp ý kiến vào dự thảo báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.

Nhiều ý kiến cho rằng: Thực tế giám sát cho thấy đang tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống cơ quan báo chí.

Ngoài các Đài phát thanh- truyền hình Trung ương, hiện nay mỗi tỉnh, thành phố đều có một đài phát thanh- truyền hình.

Có đài địa phương nhưng phủ sóng toàn quốc, trong khi đó năng lực thực tế chỉ sản xuất được 1-2 giờ tin tức địa phương, còn chủ yếu là chiếu phim giải trí gây lãng phí lớn trong đầu tư.

 

 
Phó Tổng giám đốc Đài TNVN Trần Minh Hùng phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh đó, việc cho phép các cơ quan báo chí ra thêm nhiều ấn phẩm phụ, nhiều kênh truyền hình mà không căn cứ vào điều kiện, năng lực, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, ảnh hưởng đến chất lượng và sự nghiêm túc, lành mạnh của thị trường báo chí.

Ông Dương Trung Quốc, thành viên Ủy ban Văn hóa, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu ý kiến: “Việc chúng ta đặt ra mục tiêu là quy hoạch báo chí cho đến bây giờ vẫn rất lúng túng, quy hoạch mãi vẫn không xong. Chúng ta chỉ có thể quy hoạch được bằng pháp luật và một số chính sách có tính chất khuyến khích. Không phải quy hoạch ở đây là cấm mà là tạo ra những sự lựa chọn cho người dân”.

Nhiều hạn chế trong hoạt động báo chí hiện nay cũng được các đại biểu phân tích làm rõ, như: Chưa có nhiều thông tin mang tính phát hiện, dự báo, phân tích, đánh giá về các sự kiện, vấn đề đặt ra trong đời sống.

Một số tờ báo đưa quá nhiều thông tin tiêu cực và mặt trái của xã hội. Nhiều bài viết mang tính giật gân, câu khách… không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, làm giảm tính định hướng giáo dục của báo chí.

Qua thảo luận, các đại biểu khẳng định, cần thiết sửa đổi Luật báo chí với những thay đổi căn bản về phương thức quản lý hoạt động báo chí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đài Tiếng nói Việt Nam cảm ơn nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam cảm ơn nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

VOV.VN -Đảng ủy, lãnh đạo Đài TNVN cảm ơn sự quan tâm sâu sắc, những tình cảm quý báu của các đồng chí đối với Đài TNVN.

Đài Tiếng nói Việt Nam cảm ơn nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam cảm ơn nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

VOV.VN -Đảng ủy, lãnh đạo Đài TNVN cảm ơn sự quan tâm sâu sắc, những tình cảm quý báu của các đồng chí đối với Đài TNVN.

VOV nhận 11 giải trong Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII
VOV nhận 11 giải trong Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII

VOV.VN -Đây là dịp để tôn vinh những người làm báo, những tác phẩm báo chí xuất sắc năm 2013.

VOV nhận 11 giải trong Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII

VOV nhận 11 giải trong Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII

VOV.VN -Đây là dịp để tôn vinh những người làm báo, những tác phẩm báo chí xuất sắc năm 2013.

Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là chủ đầu tư dự án xây dựng Bảo tàng.

Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là chủ đầu tư dự án xây dựng Bảo tàng.

Báo chí Lào đưa tin kỷ niệm 69 năm Quốc Khánh Việt Nam
Báo chí Lào đưa tin kỷ niệm 69 năm Quốc Khánh Việt Nam

VOV.VN - Truyền thông Lào khẳng định, truyền thống gắn bó và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam- Lào sẽ là nguồn lực vững chắc cho việc xây dựng và bảo vệ 2 nước.

Báo chí Lào đưa tin kỷ niệm 69 năm Quốc Khánh Việt Nam

Báo chí Lào đưa tin kỷ niệm 69 năm Quốc Khánh Việt Nam

VOV.VN - Truyền thông Lào khẳng định, truyền thống gắn bó và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam- Lào sẽ là nguồn lực vững chắc cho việc xây dựng và bảo vệ 2 nước.