Đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu

VOV.VN -  Sáng nay (20/5) tại Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Bộ TN-MT phối hợp UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2023 với chủ đề “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học”

Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân khẳng định: Đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề toàn cầu và đang có hàng triệu loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra.

Liên Hợp Quốc cũng đánh giá nguyên nhân gây mất đa dạng sinh học được xác định do thay đổi phương thức sử dụng đất và biển, biến đổi khí hậu; các hoạt động nông nghiệp không bền vững, ô nhiễm và sự xâm lấn của các loài ngoại lai... 

Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, đặc biệt là đa dạng về loài. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi đa dạng sinh học suy giảm nhanh chóng trong khi đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái được coi là một trong những trụ cột của phát triển bền vững. 

Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “Năm 2023, chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học” được Liên hợp quốc phát động nhằm kêu gọi Chính phủ các nước nhanh chóng biến các cam kết thành hành động để ngăn chặn và đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050".

Để thực hiện chủ đề năm nay về đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cấp Bộ, ngành, địa phương cần tập trung làm tốt một số giải pháp như: Rà soát hoàn thiện các chính sách về quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học; thể chế hóa và nội luật hóa những nội dung, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia; Có kế hoạch cụ thể từ các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp để triển khai thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học; Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học trong phát triển bền vững. Cùng với đó là củng cố và tăng cường hệ thống di sản thiên nhiên, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; đảm bảo sự công bằng, toàn diện, hiệu quả và có trách nhiệm của cộng đồng gắn với văn hóa bản địa tại từng địa phương;…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học chưa từng có
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học chưa từng có

VOV.VN - Việt Nam là 1 trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, 1 trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nhanh về đa dạng sinh học chưa từng có cùng với những thách thức to lớn khác như ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai, rác thải nhựa đại dương...

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học chưa từng có

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái đa dạng sinh học chưa từng có

VOV.VN - Việt Nam là 1 trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, 1 trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nhanh về đa dạng sinh học chưa từng có cùng với những thách thức to lớn khác như ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai, rác thải nhựa đại dương...

COP15 bế mạc với thỏa thuận tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học
COP15 bế mạc với thỏa thuận tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học

VOV.VN - Kết quả lớn nhất đạt được tại hội nghị là các bên đã thông qua thỏa thuận “Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh- Montreal”, để giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.

COP15 bế mạc với thỏa thuận tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học

COP15 bế mạc với thỏa thuận tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học

VOV.VN - Kết quả lớn nhất đạt được tại hội nghị là các bên đã thông qua thỏa thuận “Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh- Montreal”, để giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.