Đàm phán Paris – nền móng phát triển của ngoại giao Việt Nam

(VOV) -Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là đỉnh cao của nghệ thuật ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.

Hiệp định được ký kết ngày 27/1/1973 tại Paris sau chưa đầy một tháng, kể từ ngày Mỹ ngừng ném bom Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Việt Nam với nội dung chính là buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi miền nam Việt Nam.

Vinh dự là một thành viên của đoàn đàm phán, ông Nguyễn Khắc Huỳnh – nguyên Đại sứ, thành viên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cuộc đàm phán Paris về Việt Nam nay đã gần 90 tuổi vẫn rưng rưng nhiều cảm xúc về “cuộc đàm phán để đời” trong sự nghiệp ngoại giao của mình. Phóng viên VOV có cuộc trò chuyện với ông.

PV: Thưa ông, trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, chưa có cuộc đàm phán nào kéo dài như Hội nghị Paris. Cuộc đấu tranh của chúng ta trên bàn thương lượng đã giành thắng lợi quan trọng, to lớn về nhiều mặt. Xin ông cho biết vai trò, vị trí và ý nghĩa của chiến thắng này?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Cuộc đàm phán Paris kéo dài gần 5 năm, tiến hành trên hai diễn đàn: một là diễn đàn gặp riêng, thật sự giải quyết các vấn đề; diễn đàn thứ hai là diễn đàn bốn bên, hay còn là diễn đàn công khai, mà ở đó mỗi đoàn tới đọc diễn văn để tranh thủ dư luận thế giới.

Ta biết đàm phán Paris là lâu dài và gian khổ bởi nó phụ thuộc vào tình hình chiến trường, quân đội ta ở miền Nam có thắng được Mỹ thì bàn đàm phán mới yên được. Bản thân cuộc đàm phán là một cuộc đấu trí giữa hai nền ngoại giao: ngoại giao Việt Nam và Mỹ.

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh (Ảnh: QĐND)

Vừa đấu trí vừa đấu chiến lược, đấu chiến thuật, đấu bản lĩnh và đấu mưu. Ta kiên trì đấu tranh trong đàm phán để đạt mục tiêu cao nhất là Mỹ chấp nhận rút và chấm dứt chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Để đạt mục tiêu đó là cực kỳ khó khăn vì Mỹ rất mạnh, giành thắng lợi với Mỹ rất khó. Thắng như thế nào, thắng đến mức nào thì Mỹ chấp nhận được và kết quả Hiệp định Paris là phải đạt được mục tiêu đó.

Không phải là ta đạt được tất cả đâu, nhưng ta đạt được mục tiêu cơ bản nhất là Mỹ công nhận độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta đồng thơi chấp nhận rút quân nhưng ta không rút, quân ta vẫn ở lại miền Nam để mở đường thắng lợi sau này. Như vậy Hiệp định Paris đã mở đường, làm thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam, thay đổi thế trận để quân ta tiến lên giải phóng miền nam. Đó là ý nghĩa của Hiệp định Paris.

PV: Hiệp định Paris đã góp phần đặt nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của ngành ngoại giao Việt Nam hiện nay như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Cho đến bây giờ, 40 năm nhìn lại thì thấy khi ký Hiệp định Paris vị trí Việt Nam như thế nào, nền ngoại giao của ta như thế nào. Khi ấy Việt Nam mới quan hệ với 30 – 40 nước thôi, còn bây giờ ta quan hệ với 180 nước. Trước kia, ta chưa có quan hệ với Mỹ, thắng Mỹ xong ta lại có quan hệ bình thường với Mỹ.

Hiện nay, Việt Nam còn có quan hệ với hầu hết các nước lớn trên thế giới, ta có môi trường hòa bình rộng lớn, người Việt Nam đi đâu cũng được, nói chuyện với ai cũng bình đẳng, quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hóa đều mở rộng.

Có thể thấy rằng, Hội nghị Paris khiến chúng ta hiểu biết thêm về thế giới, mở rộng quan hệ, nhân dân trên thế giới kính trọng nhân dân Việt Nam hơn, thế giới kính trọng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hơn. Ý nghĩa quan trọng của việc phát huy vai trò và vị thế  Việt Nam sau Hội nghị Paris là như vậy.

PV: Ông có thể so sánh Hiệp định Paris với các hiệp định ngoại giao mà ta đã kí kết trong thời đại Hồ Chí Minh, cụ thể như Hiệp định Geneve, cũng như nói thêm về các văn kiện, thỏa thuận ngoại giao mà ông cha ta đã tiến hành trong lịch sử?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Trong lịch sử ông cha ta 1.000 năm trước thì thỏa thuận ngoại giao với phương Bắc không nhiều. Lý Thường Kiệt có thỏa thuận với quân Tống về vấn đề rút khỏi phía Bắc, sau này Nguyễn Trãi có thỏa thuận Bồ Đề ở bến Bồ Đề để quân Minh rút khỏi thành Đại La.

Đến thời đại Hồ Chí Minh thì ta ký thỏa thuận quốc tế nhiều hơn. Mở đầu là Hiệp ước ký ngày mồng 6/3/1946, đó là hiệp ước quốc tế đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hòa, giúp Việt Nam thoát khỏi tình thế cùng lúc phải chống lại nhiều kẻ thù là Pháp và quân Tưởng.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, ta ký Hiệp nghị Geneve. Đó là thắng lợi lớn khi so sánh lực lượng của ta với quốc tế lúc bấy giờ. So sánh với Hiệp định Paris thì Hiệp định Geneve chưa phản ánh được thắng lợi của chiến trường, trong khi đó Hiệp định Paris đã nêu bật thắng lợi của chiến trường.

Người xưa thường nói, không giành ở trên bàn đàm phán những gì chưa dành được ở chiến trường, nhưng lạ một điều là ở Hội nghị Paris ta giành thắng lợi cao hơn thắng lợi trên chiến trường. Ví dụ như: Mỹ rút quân đơn phương, Mỹ phải chấp nhận bồi thường chiến tranh cho Việt Nam, chấp nhận việc từ nay Mỹ không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam… Đó là một cam kết rất sâu sắc, rất có lợi.

PV: Như vậy Hiệp định Paris đánh dấu bước phát triển của nghệ thuật đàm phán của nước ta phải không, thưa ông?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Nói rộng hơn là Hiệp định Paris và cuộc đàm phán Paris đã nâng cao trình độ của ngoại giao Việt Nam lên ngang tầm quốc tế, góp phần phát triển ngoại giao Việt Nam ngang tầm thời đại. Từ sau Hội nghị Paris, ngoại giao Việt Nam chững chạc, vững vàng hơn nhiều, người Việt Nam đi giao dịch quốc tế cảm thấy tự nhiên, thoải mái, thong thả, bình đẳng hơn nhiều.

Trước khi có Hiệp định Paris ta còn chập chững chỗ này, chỗ khác như một đứa trẻ, thì sau Hiệp định Paris ta có nền ngoại giao của người lớn, trưởng thành, vững chắc hơn.

PV: Hiệp định Paris không phải là một chiến thắng đơn lẻ mà là một chiến thắng tổng hòa của sức mạnh ngoại giao cũng như sức mạnh nhân dân, cộng với đường lối của Đảng và tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè thế giới. Là một người trực tiếp trong phái đoàn đàm phán khi ấy, ông có cảm nhận gì về nhận định này?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Hiệp định Paris là tổng hòa các thắng lợi của chiến trường, thắng lợi đấu tranh của nhân dân, quan trọng nữa là có sự ủng hộ của nhân dân Mỹ. Hồ Chủ Tịch đã nói, sức ép của nhân dân Mỹ khiến Mỹ rút quân chính là mặt trận thứ hai sau mặt trận thứ nhất là ở Việt Nam, mặt trận thứ ba là sự ủng hộ của cả thế giới.

Vậy nên, chúng ta coi Hiệp định Paris không phải là thắng lợi của ngoại giao đơn thuần mà đó là thắng lợi tổng hòa, thắng lợi quyết định của chiến trường nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và thế giới.

PV: Là người tham gia phái đoàn đàm phán tại Paris, ông đã từng chứng kiến sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cũng như của Đảng cộng sản Pháp dành cho mình như thế nào?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Tôi hoạt động quân sự, chính trị cho đến khi về hưu là gần 60 năm, tôi có nhiều kỉ niệm lắm, nhưng với cá nhân tôi thì đàm phán Paris là kỉ niệm lớn nhất trong cuộc đời sự nghiệp của tôi. Tất cả đã ăn sâu vào tâm khảm của tôi. Bởi thế sau khi nghỉ hưu tôi đã viết sách về đàm phán Paris và cho ra đời đến chục cuốn rồi.

Những cảm xúc mà tôi nhớ nhất là dịp khi tôi đi dự một phiên họp, phiên họp này có bà Nguyễn Thị Bình xuất hiện. Việt kiều, nhân dân Pháp và các nhà báo tập trung rất đông trước cửa hội trường Kléber để hoan hô phái đoàn của Mặt trận dân tộc giải phóng Việt Nam, dẫn đầu là một người phụ nữ sắc sảo, xinh xắn, tiêu biểu cho anh hùng của phụ nữ Việt Nam và miền Nam Việt Nam.

Tôi rất xúc động trước tình cảm của Việt kiều, của bà con quốc tế. Sau này, tôi có nhiều cuộc tiếp xúc quốc tế hơn thì những tình cảm đó tiếp tục được củng cố thêm. Tôi còn nhớ, khi tôi sang Italy, cuộc mit-tinh vừa kết thúc thì hàng vạn thanh niên bao vây hội trường nơi chúng tôi đến phát biểu, tôi quay lại nói với đồng chí Tổng Bí thư Đảng cộng sản Italy là “Chúng tôi bị bao vây rồi đấy”. Thì ông ấy nói “đó là cuộc bao vây hữu nghị, rất hữu nghị, là biểu hiện tình cảm của nhân dân Italy với những người Việt Nam, những người Việt Nam đang chiến đấu, đàm phán ở Paris”. Những kỉ niệm ấy ăn sâu trong tôi.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệp định Paris qua góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nga
Hiệp định Paris qua góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nga

(VOV) -Thắng lợi to lớn của việc ký kết Hiệp định Paris đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô cả về vật chất và tinh thần

Hiệp định Paris qua góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nga

Hiệp định Paris qua góc nhìn của một nhà nghiên cứu Nga

(VOV) -Thắng lợi to lớn của việc ký kết Hiệp định Paris đã nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô cả về vật chất và tinh thần

40 năm Hiệp định Paris
40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

40 năm Hiệp định Paris

40 năm Hiệp định Paris

(VOV) -Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ký kết tại Paris ngày 27/1/1973

Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris
Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris

(VOV) - Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh đề cập tới nhiều vấn đề ít người biết về đàm phán Hiệp định Paris.

Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris

Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm phán Paris

(VOV) - Cuốn sách của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh đề cập tới nhiều vấn đề ít người biết về đàm phán Hiệp định Paris.

Đạo diễn Pháp Daniel Roussel làm phim về Hiệp định Paris
Đạo diễn Pháp Daniel Roussel làm phim về Hiệp định Paris

(VOV) -“Hiệp định Paris là một câu chuyện kỳ diệu về hành trình tìm lại hòa bình” - đây cũng là lý do để ông Daniel Roussel làm phim…

Đạo diễn Pháp Daniel Roussel làm phim về Hiệp định Paris

Đạo diễn Pháp Daniel Roussel làm phim về Hiệp định Paris

(VOV) -“Hiệp định Paris là một câu chuyện kỳ diệu về hành trình tìm lại hòa bình” - đây cũng là lý do để ông Daniel Roussel làm phim…