Dạy học cả ngày ở Hầu Thào: Thành công từ cách bố trí khoa học

VOV.VN -Việc sắp xếp một cách khoa học khối lượng học tập xen kẽ giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài, đỡ căng thẳng.

Sau một thời gian triển khai chương trình dạy học cả ngày, đa phần các em học sinh Trường tiểu học Hầu Thào, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai đều háo hức đến trường. Việc sắp xếp một cách khoa học khối lượng học tập xen kẽ theo tỉ lệ 50/50 kiến thức chính khóa và ngoại khóa, ưu tiên môn tiếng Việt và Toán, giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài, đỡ căng thẳng.

Đến xã Hầu Thào, chúng tôi mới thấy con đường đến trường của các em học sinh ở một xã nghèo vùng cao thuộc đối tượng 135 khó khăn, vất vả đến nhường nào. Trường nằm cách trung tâm thị trấn Sapa 9km về phía Tây, địa hình hết sức phức tạp, chủ yếu là đất dốc và núi đá. Dân cư sống không tập trung, do vậy học sinh đi lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa rét. Thêm nữa, hoàn cảnh gia đình của các em học sinh đa số là khó khăn nên tỷ lệ học sinh thuộc diện nghèo là 60%.

Trường gồm có có 1 điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ ở 4 thôn của xã.  Ở cả  4/4 điểm thôn đều có đủ các lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Trường được công nhận trường  đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 sau khi tham gia SEQAP (Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học). Năm học 2013-2014, nhà trường có tổng số 468 HS, trong đó có 223 HS nữ, 100% HS dân tộc.

 

Chương trình SEQAP đã hỗ trợ tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục

Trước khi triển khai SEQAP, Ban giám hiệu nhà trường nhận thức được rằng nếu học sinh có nhiều thời gian học tập hơn thì kết quả học tập sẽ cao hơn. Khi tham gia SEQAP năm học 2011-2012, nhà trường đã lựa chọn mô hình T30 cho phù hợp với  điều kiện của nhà trường (vì tỉ lệ GV/lớp dưới 1,5 và tỉ lệ phòng học mới chỉ đạt 0,8). Dạy học cả ngày (FDS) được thực hiện ở tất cả các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5 ở cả 4 điểm trường. Thời gian sau được SEQAP hỗ trợ đủ phòng họcvới tỉ lệ 1,0, nhà trường quyết định chuyển sang thực hiện mô hình T.35 (tổ chức cho HS học 9 buổi/tuần). Mô hình này hoàn toàn phù hợp với sự chỉ đạo chung của ngành, dạy tăng buổi nâng cao chất lượng GD đã nhận được sự đồng thuận của tập thể GV, học sinh và phụ huynh học sinh.

Trước khi thực hiện FDS thời khóa biểu ở lớp 1, 2, 3 chỉ có từ 22-23 tiết/tuần;  còn ở lớp 4 và 5 thì chỉ 24/tuần. Còn hiện nay, với số tiết học đã tăng lên 32 tiết/tuần, dạy học cả ngày từ thứ 2 đến thứ 5, thứ 6 học buổi sáng, số giờ lao động và thời gian giảng dạy của giáo viên tăng lên. Mỗi ngày, thời khóa biểu không quá 7 tiết/ngày. Thời khóa biểu được nhà trường sắp xếp theo hình thức xen kẽ theo tỉ lệ 50/50 kiến thức chính khóa và ngoại khóa, ưu tiên môn tiếng Việt và Toán, giúp các em học sinh dễ tiếp thu bài, đỡ căng thẳng. Thời gian còn lại, trường tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.

Một nguyên nhân giúp nhà trường thực hiện thành công dạy học cả ngày, đó là sự chủ động, sáng tạo, tận tâm của đội ngũ giáo viên trong công tác chuẩn bị nội dung hợp lí cho mỗi lớp. Giáo viên có thể điều chỉnh thời gian dạy học của các tiết trong mỗi buổi học cho phù hợp với từng môn, từng bài để đảm bảo hiệu quả, không nhất thiết tiết  học nào cũng dạy đúng 35 phút. Với buổi học thứ hai cũng được coi như buổi học chính khóa, tăng cường môn tiếng Việt và Toán; giúp đỡ học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy các môn học tự chọn (Tin học, Ngoại ngữ), các môn chuyên, các môn ít tiết,  tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, Thể dục thể thao, chơi trò chơi dân gian, thành lập các đội tuyển để bồi dưỡng học sinh năng khiếu, như đội tuyển Tiếng Anh, Toán, tiếng Việt…

Với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, khi chưa vào SEQAP thời gian dành cho hoạt động đội và các hoạt động giáo dục khác thiếu, nên phải lồng ghép, hiệu quả không cao. Về  cơ sở vật chất thì  chưa có phòng đội, và các phương tiện cho nghi thức còn thiếu. Sau khi vào SEQAP, thời lượng dành cho hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng lên 3 tiết. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh được tổ chức theo điều kiện cụ thể của từng điểm trường và đảm bảo thiết thực, phù hợp với học sinh.  

Với đặc thù học cả ngày nên nhà trường cũng phải tổ chức cho các em ăn trưa, trước đây chỉ có 60% HS mang cơm đi ăn trưa, nay gần như 100% HS mang cơm đi ăn trưa, còn trường tổ chức nấu thức ăn cho cá em HS. Do không có điều kiện cho HS nghỉ trưa, tại điểm trường chính còn tổ chức cho HS xem TV, đọc sách tại thư viện, chơi các trò chơi dân gian, chơi tự do… có sự quản lí của GV.

Theo Ban giám hiệu nhà trường, từ khi thực hiện FDS các em học sinh rất thích đến trường, việc học cả ngày giúp các em học và hiểu bài ngay tại lớp. Bên cạnh đó, việc được ăn trưa, học ngoài giờ lên lớp, vui chơi cùng các bạn hoặc đọc chuyện, xem phim tùy theo nhu cầu của từng trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em thích đến trường.

Chia tay Trường tiểu học Hầu Thào, chúng tôi hiểu rằng dù điều kiện địa phương còn khó khăn song với sự hỗ trợ của SEQAP, quyết tâm của Ban giám hiệu, mô hình dạy học cả ngày và chất lượng giáo dục tiểu học được tăng lên, góp phần thúc đẩy giáo dục của địa phương phát triển một cách toàn diện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học
Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

VOV.VN -Kết thúc môn Ngữ văn, học sinh đều phấn khởi vì các câu hỏi đều nằm trong chương trình lớp 9.

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 bám sát chương trình học

VOV.VN -Kết thúc môn Ngữ văn, học sinh đều phấn khởi vì các câu hỏi đều nằm trong chương trình lớp 9.

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao
Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

VOV.VN -Khuất phía sau ngôi trường là những căn phòng làm bằng tre nứa đắp đất, lợp mái xiêu vẹo, những cánh cửa làm bằng gỗ đóng thô sơ.

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

Góp gạch xây Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

VOV.VN -Khuất phía sau ngôi trường là những căn phòng làm bằng tre nứa đắp đất, lợp mái xiêu vẹo, những cánh cửa làm bằng gỗ đóng thô sơ.

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác
Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

VOV.VN -Phương thức tuyển sinh năm nay của các trường tuyển sinh riêng bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

Thí sinh thi vào trường tuyển riêng không được xét sang trường khác

VOV.VN -Phương thức tuyển sinh năm nay của các trường tuyển sinh riêng bao gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Hiệu quả từ dạy và học cả ngày của học sinh tiểu học
Hiệu quả từ dạy và học cả ngày của học sinh tiểu học

VOV.VN -Mục đích của dạy học cả ngày là thông qua quỹ thời gian học tập tại trường được tăng lên sẽ giúp cải thiện chất lượng giáo dục.

Hiệu quả từ dạy và học cả ngày của học sinh tiểu học

Hiệu quả từ dạy và học cả ngày của học sinh tiểu học

VOV.VN -Mục đích của dạy học cả ngày là thông qua quỹ thời gian học tập tại trường được tăng lên sẽ giúp cải thiện chất lượng giáo dục.