Giải bài toán thiếu hụt lao động ở “thủ phủ công nghiệp” phía Nam

Để người lao động an tâm lạc nghiệp

VOV.VN - Ngoài việc làm và thu nhập, người lao động còn cần được sự an toàn mới yên tâm gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.

Như bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến khó khăn của doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong việc giữ chân người lao động khi sản xuất trở lại bình thường. Đây không chỉ là quan hệ lao động bình thường, mà còn là vấn đề phát triển kinh tế, chống đứt gãy chuỗi sản xuất và an sinh xã hội. Bởi, ngoài việc làm và thu nhập, người lao động còn cần được sự an toàn mới yên tâm gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.


 Phải có cam kết với người lao động

Rời TP.HCM lúc này với anh Trần Văn Toàn, công nhân một công ty da giày ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân là nỗi day dứt. 4 năm bám trụ ở nơi đất khách quê người, anh chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay. Cho nên việc lựa chọn về quê Quảng Nam sau từng ấy năm xa xứ có lẽ cũng là điều khó khăn với gia đình anh Toàn, nhưng không còn lựa chọn nào hơn. 

"Ở đây thêm nữa thì kinh phí trang trải không còn nên mình tính chuyện về quê. Nếu ổn định dịch đỡ hơn thì qua năm mình quay lại làm việc. Nếu dịch chưa giảm thì ở quê có khu công nghiệp, khu tập trung, mình và vợ tính toán sẽ xin làm ở quê để đỡ vất vả cho cuộc sống của mình hơn"- anh Toàn chia sẻ.

Tâm trạng của anh Toàn cũng là suy nghĩ của hàng vạn người rời TP.HCM và các tỉnh lân cận về quê. Về quê, họ chưa biết làm gì để sống, nhưng trước mắt thấy an toàn hơn, tâm lý thoải mái hơn với thói quen và tình làng nghĩa xóm, nên việc quay trở lại hay không trong thời gian tới, phần lớn đều chưa nghĩ tới.

Chuyên gia kinh tế tài chính Trần Chí Hiếu cho rằng, khi cả vùng từng bước mở cửa trở lại và để doanh nghiệp tiếp tục vận hành thì vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là nguồn lao động. Nếu muốn người lao động trở lại, chính quyền và doanh nghiệp cần có cam kết đảm bảo an toàn bằng các giải pháp về y tế, đảm bảo tiền lương ít nhất 3 đến 6 tháng để tránh tình trạng nếu đóng cửa vì giãn cách thì họ mất hết. Bởi cứu doanh nghiệp cũng là giải pháp để đưa lao động lại thành phố. Muốn làm được việc này, theo ông Trần Chí Hiếu cần thành lập tổ hợp tín dụng với sự tham gia của tất cả các ngân hàng để các doanh nghiệp khó khăn nhanh chóng vay vốn. 

"Tất cả các ngân hàng tham gia tổ hợp đó để cho vay những doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Tín dụng cấp ra phải 100.000 tỉ với lãi suất thấp, theo phương pháp tín chấp đó là cứu lao động và cứu doanh nghiệp. Tình trạng này có mở cửa chăng nữa thì vấn đề hồi sinh doanh nghiệp thì là điều không thể"- Chuyên gia Trần Chí Hiếu cho biết.

Khi người lao động ly hương nhưng chưa an cư thì với nơi họ làm việc chỉ là nơi sống tạm. Thực tế những năm qua, phần lớn công nhân lao động thuê nhà, tạo thành những xóm trọ khổng lồ, sống trong những căn phòng chật hẹp. Việc phát sinh các ca F0, F1, những trường hợp đi cách ly điều trị không có ngày trở lại tạo cho người lao động tâm lý lo sợ. Tuy nhiên, mỗi cuộc khủng hoảng hay khó khăn lớn xảy ra thường là cơ hội để doanh nghiệp định hình lại cách thức tồn tại và phát triển. Khi nguồn lao động đang có dấu hiệu khan hiếm thì cũng là thời điểm các doanh nghiệp cần có chiến lược cơ cấu lại toàn bộ nhân sự.

Thạc sĩ Hồ Minh Chính - chuyên gia quản trị bán hàng và dịch vụ khách hàng, cho rằng, các doanh nghiệp cần có chiến lược cơ cấu lại toàn bộ tổ chức nhân sự của mình để có chính sách phù hợp cho họ. Lập cơ sở dữ liệu về lao động để thống kê lại những lao động nào làm việc hiệu quả, ít hiệu quả thì cần chính sách phù hợp.

"Mình xem xét lại chính sách đào tạo và phát triển nhân lực cốt lõi đó, người nào cần đầu tư, người nào làm thời vụ và người nào cần giữ và người nào cần thay thế”- Thạc sĩ Hồ Minh Chính cho biết. 

Đẩy mạnh tự động hoá để không phụ thuộc lao động

Từ góc nhìn cơ cấu lao động, chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán- giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM đặt vấn đề: Trong đại dịch và qua sự dịch chuyển lao động cho thấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông; quy mô tự động hoá không có nhiều dấu hiệu tăng trưởng. Phải chăng đây là thời điểm doanh nghiệp cần đẩy mạnh tự động hoá để không phụ thuộc vào lao động phổ thông, nhất là lao động nhập cư, từ đó tiến tới phân bố lại chuỗi liên kết vùng.

Riêng với TP.HCM, ông Trần Nguyên Đán cho rằng trong chuỗi liên kết vùng, TP.HCM cần hướng tới nguồn lao động có chất xám để phát triển mạnh theo định hướng là một trung tâm, thương mại dịch vụ, tài chính của khu vực. Nguồn lao động này có thể làm việc ở bất kỳ đâu thì lúc đó dù có cuộc khủng hoảng tương tự thì không xảy ra gián đoạn. Việc tập trung nhiều lao động phổ thông như hiện nay không phải là để giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người nghèo, mà đang không phù hợp với định hướng phát triển của Thành phố. Nếu chúng ta xây dựng, hoàn thiện chuỗi liên kết thì chính những người lao động phổ thông hoàn toàn có thể cống hiến cho xã hội ngay chính tại quê nhà. Lấy ví dụ về Bình Dương và Đồng Nai, ông Trần Nguyên Đán phân tích, hai tỉnh này cần hướng tới tự động hoá là nơi lắp ráp, còn lại chuyển giao thuê ngoài tại các cụm công nghiệp ở Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh… Có như vậy sẽ tận dụng được nguồn nhân lực của địa phương. 

"Như cách đó sẽ dàn trải được và tận dụng được nguồn lực ở địa phương, hạ tầng và logicstic, thứ hai là quản lý. Dự án xây dựng đường cao tốc là tiền đề tốt để tạo liên kết vùng. Công nghệ số cho phép quản lý chuỗi cung ứng của mình. Nếu tận dụng được thì tăng nhiều hàm lượng trong sản phẩm hơn. Đây là cơ hội lớn nếu chúng ta chấp nhận thay đổi"- ông Trần Nguyên Đán cho biết.

Theo ý kiến của nhiều người lao động, họ cũng rất muốn gắn bó với vùng đất công nghiệp này, bởi dễ kiếm việc làm, thời tiết không khắc nghiệt và các dịch vụ phục vụ cuộc sống đáp ứng tất cả mọi điều kiện kinh tế khác nhau. Nhưng khi nói tới việc gắn bó lâu dài, thì câu trả lời “vẫn như ngày xưa”.

"Phải có nhà ở thì chúng tôi mới gắn bó được với Bình Dương. Có nhà ở thì con em chúng tôi mới có chỗ đi học, sinh hoạt"- người lao động chia sẻ.

Một người lao động khác cũng mong muốn chính quyền địa phương xây nhiều trường học gần với khu công nghiệp hơn để thuận tiện cho các cháu đi học.

Theo các chuyên gia kinh tế, qua 4 tháng giãn cách xã hội thấy rõ, lâu nay chúng ta mới chỉ tập trung vào phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa quan tâm đến hệ sinh thái của nguồn lao động. Hệ sinh thái đó là xây dựng các khu định cư cho người lao động ở các cụm công nghiệp, hệ thống nhà trẻ, trường học, bệnh viện, khu giải trí… hợp với túi tiền của công nhân. Những đề xuất này đã trở thành chủ trương từ nhiều năm nay, nhưng thực tế nhiều nơi vẫn còn nằm trên giấy. Vì vậy, vấn đề đứt gãy nguồn cung lao động cũng là thời điểm để các cấp chính quyền và doanh nghiệp nhìn lại và triển khai chính sách đối với người lao động một cách bài bản hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều tỉnh Đông Nam Bộ cho người lao động lưu thông với TP.HCM
Nhiều tỉnh Đông Nam Bộ cho người lao động lưu thông với TP.HCM

VOV.VN - Sau khi TP.HCM ban hành Chỉ thị 18, trong đó cho phép người dân được di chuyển với các điều kiện nhất định, một số tỉnh Đông Nam Bộ cũng lên phương án cho người lao động di chuyển giữa các địa phương với nhau.

Nhiều tỉnh Đông Nam Bộ cho người lao động lưu thông với TP.HCM

Nhiều tỉnh Đông Nam Bộ cho người lao động lưu thông với TP.HCM

VOV.VN - Sau khi TP.HCM ban hành Chỉ thị 18, trong đó cho phép người dân được di chuyển với các điều kiện nhất định, một số tỉnh Đông Nam Bộ cũng lên phương án cho người lao động di chuyển giữa các địa phương với nhau.

Rời Bình Dương, người lao động hứa sẽ quay lại
Rời Bình Dương, người lao động hứa sẽ quay lại

VOV.VN - Trước việc người dân tìm cách về quê sau thời gian nới lỏng giãn cách, các tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã hỗ trợ test nhanh Covid-19 miễn phí, dẫn đường, tiếp tế thức ăn và bố trí xe để chở bà con về quê. 

Rời Bình Dương, người lao động hứa sẽ quay lại

Rời Bình Dương, người lao động hứa sẽ quay lại

VOV.VN - Trước việc người dân tìm cách về quê sau thời gian nới lỏng giãn cách, các tỉnh Bình Dương và Bình Phước đã hỗ trợ test nhanh Covid-19 miễn phí, dẫn đường, tiếp tế thức ăn và bố trí xe để chở bà con về quê. 

Tiếp tục hỗ trợ 38.000 tỷ đồng cho người lao động và doanh nghiệp
Tiếp tục hỗ trợ 38.000 tỷ đồng cho người lao động và doanh nghiệp

VOV.VN - Từ 1/10/2021, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được với tổng số tiền 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Tiếp tục hỗ trợ 38.000 tỷ đồng cho người lao động và doanh nghiệp

Tiếp tục hỗ trợ 38.000 tỷ đồng cho người lao động và doanh nghiệp

VOV.VN - Từ 1/10/2021, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được với tổng số tiền 38.000 tỷ đồng từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.