Đề xuất hơn 35.000 tỷ đồng làm đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được đề xuất tăng quy mô đầu tư lên hơn 35.000 tỷ đồng, vận hành vào năm 2029.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.  

Theo đó, có 3 nội dung quan trọng được kiến nghị điều chỉnh. Cụ thể, thành phố đề xuất tổng chiều dài tuyến giữ nguyên so với phê duyệt trước đó, nhưng tăng chiều dài đoạn trên cao từ 8,5km lên 8,9km và đoạn đi ngầm giảm từ 3km xuống 2,6km.

Thứ hai, tổng mức đầu tư mới của dự án là gần 35.590 tỷ đồng, tăng hơn 16.030 tỷ (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008. Trong đó, vốn vay ODA sau điều chỉnh hơn 29.670 tỷ đồng, vốn đối ứng của Hà Nội hơn 5.910 tỷ đồng.

Hai hạng mục làm tăng vốn nhiều nhất là chi phí xây dựng tăng gần 6.700 tỷ đồng và chi phí thiết bị tăng hơn 2.700 tỷ đồng so với phê duyệt. 

Thứ ba, UBND TP Hà Nội đề xuất hoàn thành dự án đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và đào tạo vận hành bảo dưỡng trong hai năm tiếp theo. 

Ngoài ra, đơn vị chủ quản đề xuất giảm từ 14 đoàn tàu xuống 10; diện tích sử dụng đất của dự án từ 49 tăng lên 51 ha.

Về vị trí xây dựng ga ngầm C9 từng bị lo ngại ảnh hưởng di tích hồ Hoàn Kiếm, UBND TP Hà Nội cho biết phương án xây dựng ga C9 bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng, phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội chỉ "vi chỉnh vị trí thân ga và điều chỉnh kết cấu sao cho đảm bảo an toàn kỹ thuật trong phạm vi hành lang tuyến".

Phương án này không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đã được UBND TP Hà Nội nghiên cứu cẩn trọng, xin ý kiến thống nhất các bộ, ngành liên quan.

Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo được UBND TP Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 11/2008. Dự án có tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện từ 2009 đến 2015.

Hướng tuyến của Dự án bắt đầu từ Nam Thăng Long (Khu đô thị Nam Thăng Long) theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài-Hoàng Quốc Việt-Hoàng Hoa Thám-Thụy Khuê-Phan Đình Phùng-Hàng Giấy-Hàng Đường-Hàng Ngang-Hàng Đào-Đinh Tiên Hoàng-Hàng Bài và kết thúc tại điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.

Đến nay, dự án vẫn đang thực hiện các thủ tục đầu tư. Đến quý IV/2023, các quận đang giải phóng mặt bằng tại depot, ga trên cao và phần ga ngầm, số tiền giải ngân mới đạt khoảng 900 tỷ đồng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị
Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Sau 3 ngày tổ chức Hội thảo phát triển đường sắt đô thị do TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, lãnh đạo 2 thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo để phát triển đường sắt đô thị trong tương lai.

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

Hà Nội, TP.HCM đã nhận được nhiều bài học để làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Sau 3 ngày tổ chức Hội thảo phát triển đường sắt đô thị do TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, lãnh đạo 2 thành phố đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu từ hội thảo để phát triển đường sắt đô thị trong tương lai.

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị
Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng các vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị là một trong những khó khăn rất lớn đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cần thiết phải có bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị.

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

Cần bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho rằng các vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị là một trong những khó khăn rất lớn đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và cần thiết phải có bộ quy chuẩn và khung kỹ thuật cho các dự án đường sắt đô thị.

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?
Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

VOV.VN - Để làm 200 km đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM trong 12 năm là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu không có cơ chế đặc thù, vượt trội. Do đó, Hà Nội và TPHCM cần coi phát triển đường sắt đô thị là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn.

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

Làm sao để Hà Nội và TP.HCM có 200km đường sắt đô thị trong 12 năm?

VOV.VN - Để làm 200 km đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP HCM trong 12 năm là "nhiệm vụ bất khả thi" nếu không có cơ chế đặc thù, vượt trội. Do đó, Hà Nội và TPHCM cần coi phát triển đường sắt đô thị là ngành đặc biệt chiến lược, không thua kém ngành bán dẫn.

Thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” khi làm đường sắt đô thị
Thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” khi làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Muốn nâng cấp đô thị dựa vào hệ thống giao thông công cộng, cần đổi mới quá trình “chuyển dịch đất đai” và thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” để nhận được sự đồng thuận của người dân, khi đó các dự án giao thông đô thị sẽ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.

Thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” khi làm đường sắt đô thị

Thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” khi làm đường sắt đô thị

VOV.VN - Muốn nâng cấp đô thị dựa vào hệ thống giao thông công cộng, cần đổi mới quá trình “chuyển dịch đất đai” và thực hiện tốt cơ chế “chia sẻ lợi ích” để nhận được sự đồng thuận của người dân, khi đó các dự án giao thông đô thị sẽ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.