Đến 2017, lương khó đảm bảo mức sống tối thiểu

(VOV) -Bởi vì nước ta còn phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của kinh tế thế giới, tình hình sản xuất của doanh nghiệp.

Qua nhiều lần Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội điều chỉnh tiền lương, đến nay, mức lương tối thiểu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động. Bộ luôn khẳng định, mục tiêu điều chỉnh tiền lương là để đảm bảo mức sống, nhu cầu sống của người dân.

Để đáp ứng được yêu cầu trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa đưa ra lộ trình đến năm 2017, lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Liệu mục tiêu này có thể đạt được hay không? Phóng viên VOV online có cuộc phỏng vấn ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Ông Bùi Sỹ Lợi

PV: Thưa ông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội luôn đưa ra lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Việc làm này nhằm mục đích gì?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội luôn đưa ra lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu là để cho các doanh nghiệp lấy làm căn cứ ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động cho người lao động. Mức lương tối thiểu chỉ là cơ sở để chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận để trả tiền lương, chứ không phải là thu nhập tiền lương hàng tháng của người lao động.

PV: Xin ông cho biết, việc xác định mức lương tối thiểu dựa vào những tiêu chí nào?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Trong Bộ Luật lao động ghi rõ: Tiền lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, khi điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, chúng ta phải căn cứ vào 3 yếu tố: Nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; sự tăng  trưởng kinh tế-xã hội và sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quan hệ cung-cầu lao động trên thị trường.

Khi kinh tế-xã hội phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tăng lên thì chúng ta phải nghĩ đến tăng mức lương tối thiểu cho người lao động đảm bảo cuộc sống và yên tâm làm việc.

Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu còn giúp cho chúng ta điều chỉnh lại sự phân công lực lượng lao động ở các vùng, miền. Theo đó, lao động ở vùng sâu, vùng xa, miền núi chắc chắn sẽ phải thấp hơn ở các khu đô thị và tỉnh, thành phố. Bời vì nhu cầu sống ở vùng khó khăn sẽ không lớn như ở các tỉnh, thành phố. Các khu đô thị và thành phố cần một lượng lớn lao động thì mức lương trả cho người lao động sẽ phải cao hơn. Chính vì vậy, chúng ta mới có sự kêu gọi người lao động lên những vùng, miền khó khăn để làm việc. Nếu nhiều người lên đó làm việc thì chắc chắn mức lương trả cho họ sẽ được nâng lên.

Trong Bộ Luật lao động cũng quy định, khi 3 yếu tố xác định mức tiền lương tối thiểu thay đổi thì Chính phủ phải căn cứ vào đề xuất của Hội đồng Tiền lương quốc gia và phải công bố tiền lương tối thiểu cho người lao động theo 4 vùng. Việc công bố này là để cho chủ sử dụng lao động và người lao động lấy làm căn cứ để ký hợp đồng lao động và thỏa thuận mức lương.

PV: Theo ông, liệu chúng ta có đạt được với mục tiêu đề ra là đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Mặc dù từ 1/1/2013, Chính phủ đã điều chỉnh mức tiền lương của 4 vùng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động. Việc điều chỉnh mức lương hiện chỉ đáp ứng được từ 62-69% nhu cầu sống tối thiểu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, người lao động không sống bằng tiền lương tối thiểu đó.

Trên thực tế, tổng thu nhập của người lao động hàng tháng luôn cao hơn so với mức tiền lương tối thiểu.

Chúng ta đặt ra mục tiêu đến năm 2017, lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, liệu chúng ta có đạt được mục tiêu đề ra hay không còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế thế giới, biến động về tình hình sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

Trong lúc năng suất lao động thấp, tình hình sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn, ngay cùng một lúc, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội không thể áp dụng cùng một lúc mức tiền lương tối thiểu. Bởi vì chủ sử dụng lao động không thể ngay lập tức có đủ điều kiện điều chỉnh tổng thu nhập cho người lao động.

Các doanh nghiệp luôn áp dụng tính tiền lương nằm trong giá thành sản phẩm, nhưng khi doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không có lãi hoặc không bán được hàng ra thị trường thì sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ. Nếu doanh nghiệp không sản xuất, kinh doanh được thì sẽ phải sa thải bớt lao động. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động.

Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm, Chính phủ luôn yêu cầu Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu. Việc làm này nhằm chuẩn bị điều kiện cho các doanh nghiệp có lộ trình hạch toán giá thành sản phẩm, điều chỉnh giá cả sản phẩm trên thị trường để trả lương cho người lao động. Vì vậy, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đưa ra lộ trình, đến năm 2017, mức lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu là mục tiêu đề ra vừa đảm bảo cho các doanh nghiệp có chiến lược phát triển kinh doanh để đáp ứng mức lương tối thiểu cho người lao động.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"
"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

(VOV) -Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết điều này khi đề cập chính sách tiền lương tối thiểu.

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

"Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu"

(VOV) -Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Quốc hội cho biết điều này khi đề cập chính sách tiền lương tối thiểu.

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập
Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Quy định được áp dụng đối với 2 đối tượng người lao động, đó là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập

Quy định được áp dụng đối với 2 đối tượng người lao động, đó là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH

Mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương tháng
Mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương tháng

(VOV) - Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi.

Mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương tháng

Mức đóng BHYT tối đa bằng 6% mức tiền lương tháng

(VOV) - Quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người có công với cách mạng và trẻ em dưới 6 tuổi.

Sẽ sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với CBCCVC
Sẽ sửa đổi những bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp đối với CBCCVC
Xây dựng đề án, văn bản sửa đổi bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp
Xây dựng đề án, văn bản sửa đổi bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp

Quý 2 năm nay, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi những bất hợp lý khác của chế độ tiền lương hiện hành.  

Xây dựng đề án, văn bản sửa đổi bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp

Xây dựng đề án, văn bản sửa đổi bất hợp lý về tiền lương, phụ cấp

Quý 2 năm nay, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi những bất hợp lý khác của chế độ tiền lương hiện hành.  

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu
Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

(VOV) -Lương của cán bộ bán chuyên trách cấp thôn, xã quá thấp, không phù hợp với đời sống thực tế hiện nay.

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

Tiền lương khu vực tư chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sống tối thiểu

(VOV) -Lương của cán bộ bán chuyên trách cấp thôn, xã quá thấp, không phù hợp với đời sống thực tế hiện nay.