Dịch tả lợn Châu Phi ở Đắk Lắk làm chết hơn 2.700 con lợn

VOV.VN - Trước tình hình dịch tả lợn Châu phi diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống nhằm giữ ổn định đàn và đảm bảo nguồn thịt cung ứng thị trường dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ -2025.

 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Lắk, năm nay dịch tả lợn Châu Phi ở tỉnh diễn biến rất phức tạp.  Đến giữa tháng 11, dịch đã xảy ra tại 233 hộ, 120 thôn, 43 xã của 10 huyện, làm chết và tiêu hủy hơn 2.700 con với tổng khối lượng gần 140 tấn.

Để kiểm soát dịch bệnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có Công điện yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ngành liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương huy động các nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết; chủ động triển khai chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…

Đặc biệt, sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo dõi sát tình hình dịch bệnh, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chi cục trưởng  Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, công tác phòng chống dịch bệnh vật nuôi đang được đẩy mạnh: “Tăng cường tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp có liên quan hiểu về công tác phòng, thứ hai là triển khai chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chúng tôi cũng tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra để vừa kiểm tra, vừa đôn đốc chống dịch”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi
Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

VOV.VN - Ngay sau khi có thông tin xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại một hộ chăn nuôi ở xã Ea Kao, Trạm Chăn nuôi Thú y thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

Xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

VOV.VN - Ngay sau khi có thông tin xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại một hộ chăn nuôi ở xã Ea Kao, Trạm Chăn nuôi Thú y thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Hải Phòng: Vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Hải Phòng: Vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trở lại tại Hải Phòng từ cuối tháng 5/2024 và lây lan sang một số xã trên địa bàn Thành phố. Hiện một số xã đã bước đầu khống chế được dịch. Tuy nhiên, nguy cơ dịch lan rộng do mầm bệnh còn lưu hành, một bộ phận người chăn nuôi vẫn có tâm lý chủ quan.

Hải Phòng: Vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Hải Phòng: Vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

VOV.VN - Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trở lại tại Hải Phòng từ cuối tháng 5/2024 và lây lan sang một số xã trên địa bàn Thành phố. Hiện một số xã đã bước đầu khống chế được dịch. Tuy nhiên, nguy cơ dịch lan rộng do mầm bệnh còn lưu hành, một bộ phận người chăn nuôi vẫn có tâm lý chủ quan.