Dự án đường sắt Yên Viên - Lào Cai 3.400 tỷ quá nhiều sai phạm

VOV.VN -Dự án cải tạo, nâng cấp đường sắt Yên Viên- Lào Cai có mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, mắc quá nhiều sai sót khiến mục tiêu của dự án bị ảnh hưởng.

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai với mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng nhưng mắc quá nhiều sai sót từ khâu kế hoạch đấu thầu; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán tại tất cả các gói thầu đều “đội” vốn; thậm chí chủ đầu tư đã buông lỏng quản lý, để các nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ thi công mà không báo cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát…Trong khi đó, chưa cá nhân, tập thể nào bị xử lý trách nhiệm.

Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải vừa chỉ ra tại Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên- Lào Cai hơn 34.000 tỷ đồng mắc quá nhiều sai sót.

Đây là nội dung chính được Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa ra trong kết luận thanh tra về dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên-Lào Cai do Ban Quản lý dự án Đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - VNR), sau này sáp nhập, trở thành Ban QLDA Đường sắt trực thuộc Bộ GTVT làm đại diện chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của Dự án sau điều chỉnh là 3.479 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là gần 345 tỷ đồng, vốn vay gần 150 triệu USD. Dự án được hoàn thành toàn bộ và đưa vào vận hành, khai thác vào năm 2015.

Dù là dự án lớn, lên tới hơn 3.400 tỷ đồng, nhưng từ khâu kế hoạch đấu thầu đã mắc sai sót. Cụ thể, trong kế hoạch đấu thầu, việc lập, trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu được thực hiện khi chưa có đủ cơ sở pháp lý.

Theo bản kết luận thanh tra, thậm chí, VNR còn phớt lờ thẩm định của Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, tham mưu cho Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đấu thầu gói thầu vận chuyển ray, ghi (Gói thầu RT).

Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ, nhiều gói thầu trong dự án được bán thầu tràn lan, không kiểm soát chất lượng.

“Chính sai sót ở khâu này đã khiến khi dự án hoàn thành còn dư thừa khối lượng lớn vật tư, gây lãng phí như thừa 5.800 tấn ray P50, 4.800 bộ lập lách…Giá trị ray, ghi còn lại chưa sử dụng có nguyên giá là xấp xỉ 60 tỷ đồng và phải tổ chức trông coi, bảo quản với chi phí đến thời điểm thanh tra (8-2017) là hơn 7 tỷ đồng”, Thanh tra Bộ GTVT chỉ rõ.

Khâu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cũng có sai sót; đã lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu khi chưa có dự toán xây lắp dược duyệt.

Đáng nói, mục tiêu của dự án hơn 3.400 tỷ đồng này đưa ra là tăng mức độ chạy tàu để rút ngắn thời gian chạy tàu, đặc biệt là tàu khách khoảng 70 phút. Tuy nhiên, kết luận thanh tra chỉ ra, những sai sót trong khâu khảo sát, thiết kế khiến dự án khó đạt được mục tiêu giảm thời gian chạy tàu.

Bán thầu tràn lan, không kiểm soát chất lượng

Ở khâu thực hiện hợp đồng, đối với gói thầu xây lắp, sau khi trúng thầu, nhà thầu chính ký Hợp đồng thuê các nhà thầu phụ thực hiện khối lượng công việc, VNR và Ban QLDA Đường sắt đã chấp thuận danh sách các nhà thầu phụ này nhưng không  đánh giá năng lực, kinh nghiệm.

Đáng nói, danh sách các nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận triển khai khối lượng công việc chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 10-30% giá trị các gói thầu.

Phần còn lại được Thanh tra Bộ GTVT kết luận: “Đối với các khối lượng còn lại, Ban QLDA Đường sắt đã buông lỏng quản lý, để các nhà thầu chính thuê nhà thầu phụ thi công mà không báo cáo chủ đầu tư, tư vấn giám sát”.

Điều đáng nói, dù được "rót" nghìn tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, nhưng sau khi nâng cấp nhiều đoạn trên tuyến lại có nguy cơ mất ATGT cao hơn.

“Như vậy, Ban QLDA Đường sắt đã buông lỏng cho các nhà thầu bán thầu, hưởng chênh lệch. Việc thực hiện phần lớn khối lượng công việc của dự án không có đơn vị nào giám sát về chất lượng”, kết luận nêu rõ.

Đối với gói thầu RP - cung cấp ray ghi, chủ đầu tư đã có đến 7 đoàn sang kiểm tra tại nhà máy sản xuất, trong khi số lần thỏa thuận là 5 và chỉ có 3 đoàn báo cáo kết quả kiểm tra.

Một số cá nhân không đúng thành phần kiểm tra cũng tham gia như ông Lê Huy Du, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và thương mại tổng hợp; ông Nguyễn Hoàng Luật- chuyên viên chính, Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Công tác nghiệm thu thanh toán cũng được chỉ ra với nhiều sai sót. Cụ thể như, gói thầu RT được Ban QLDA Đường sắt nghiệm thu thanh toán cho Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và thương mại Tổng hợp giá trị hơn 47,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác nghiệm thu thanh toán thực hiện không đúng như thiếu chứng từ…

Một số sai sót nghiêm trọng cũng được cơ quan thanh tra chỉ ra, như tại gói thầu CP1, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công đã thiết kế cao độ đỉnh ray đường sắt tại vị trí đường ngang Km47+274 được nâng cao 17cm so với hiện trạng ban đầu là không hợp lý, gây khó khăn và mất an toàn cho các phương tiện lưu thông qua đường ngang, ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu.

Điểm đáng lưu ý nhất tại bản Kết luận thanh tra của Bộ GTVT về dự án này là công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán tại tất cả các gói thầu đều tính chưa đúng quy định. Gói thầu nào cũng vênh hàng chục tỷ đồng, như gói CP1 chênh gần 24 tỷ đồng, trong đó giá trị tính toán chưa đúng quy định hơn 9 tỷ đồng; gói thầu CP2 tăng xấp xỉ 100 tỷ đồng, trong đó, giá trị dự toán tính chưa đúng quy định gần 29 tỷ đồng; gói thầu CP3 tăng so với giá trị được duyệt gần 51 tỷ đồng, trong đó giá trị dự toán chưa đúng quy định là hơn 37 tỷ đồng…

Với những sai sót trên, Thanh tra Bộ GTVT quy trách nhiệm về những sai sót, tồn tại thuộc về VNR và Ban Quản lý dự án đường sắt và các nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý đường sắt Việt Nam: Hiện đại rồi tụt đi đâu?
Nghịch lý đường sắt Việt Nam: Hiện đại rồi tụt đi đâu?

VOV.VN - Việt Nam là một trong không nhiều nước sớm có hệ thống đường sắt hiện đại, nhưng sau 100 năm thì kém dần và nay thì thực sự rất lạc hậu. 

Nghịch lý đường sắt Việt Nam: Hiện đại rồi tụt đi đâu?

Nghịch lý đường sắt Việt Nam: Hiện đại rồi tụt đi đâu?

VOV.VN - Việt Nam là một trong không nhiều nước sớm có hệ thống đường sắt hiện đại, nhưng sau 100 năm thì kém dần và nay thì thực sự rất lạc hậu. 

Sụt lún chân cầu Hàm Rồng đe dọa an toàn đường sắt
Sụt lún chân cầu Hàm Rồng đe dọa an toàn đường sắt

VOV.VN - Tình trạng sạt lở đê kè sông Mã đang tiếp tục diễn biến phức tạp ngay tại chân cầu Hàm Rồng, đe dọa an toàn đường sắt.

Sụt lún chân cầu Hàm Rồng đe dọa an toàn đường sắt

Sụt lún chân cầu Hàm Rồng đe dọa an toàn đường sắt

VOV.VN - Tình trạng sạt lở đê kè sông Mã đang tiếp tục diễn biến phức tạp ngay tại chân cầu Hàm Rồng, đe dọa an toàn đường sắt.

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản
Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT: “Ngành đường sắt đang chậm tiến và đi giật lùi, nếu không cải tiến sẽ có ngày phá sản, chẳng di sản ăn sẵn nào có thể còn mãi".

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

Đường sắt Việt Nam không đổi mới sẽ có ngày phá sản

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT: “Ngành đường sắt đang chậm tiến và đi giật lùi, nếu không cải tiến sẽ có ngày phá sản, chẳng di sản ăn sẵn nào có thể còn mãi".

Mưa lớn làm gián đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Nha Trang
Mưa lớn làm gián đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Nha Trang

VOV.VN - Mưa lớn tại tỉnh Khánh Hòa khiến nhiều đoạn đường sắt Bắc - Nam bị ngập sâu, buộc phải phong tỏa, ngừng chạy tàu để đảm bảo an toàn.

Mưa lớn làm gián đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Nha Trang

Mưa lớn làm gián đoạn tuyến đường sắt Bắc-Nam qua Nha Trang

VOV.VN - Mưa lớn tại tỉnh Khánh Hòa khiến nhiều đoạn đường sắt Bắc - Nam bị ngập sâu, buộc phải phong tỏa, ngừng chạy tàu để đảm bảo an toàn.

Tàu tốc độ cao đường sắt Việt Nam bao giờ hoạt động?
Tàu tốc độ cao đường sắt Việt Nam bao giờ hoạt động?

VOV.VN -Nếu làm đề án tốt, thời điểm chạy tàu tốc độ cao 350 km mỗi giờ có thể được rút ngắn, thực hiện từ 2040 thay vì sau năm 2050.

Tàu tốc độ cao đường sắt Việt Nam bao giờ hoạt động?

Tàu tốc độ cao đường sắt Việt Nam bao giờ hoạt động?

VOV.VN -Nếu làm đề án tốt, thời điểm chạy tàu tốc độ cao 350 km mỗi giờ có thể được rút ngắn, thực hiện từ 2040 thay vì sau năm 2050.

Đường sắt Việt Nam sẽ “lột xác” sau khi được cấp thêm 7.000 tỷ đồng?
Đường sắt Việt Nam sẽ “lột xác” sau khi được cấp thêm 7.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Sau quá nhiều bất ổn của ĐSVN thời gian qua, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án cấp bách của  đường sắt.

Đường sắt Việt Nam sẽ “lột xác” sau khi được cấp thêm 7.000 tỷ đồng?

Đường sắt Việt Nam sẽ “lột xác” sau khi được cấp thêm 7.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Sau quá nhiều bất ổn của ĐSVN thời gian qua, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho 4 dự án cấp bách của  đường sắt.

Tàu hỏa bị trật bánh, đường sắt qua Quảng Ngãi ách tắc gần 6 giờ
Tàu hỏa bị trật bánh, đường sắt qua Quảng Ngãi ách tắc gần 6 giờ

VOV.VN -Sau gần 6 giờ bị ách tắc, đến 15 h chiều nay (9/11), tuyến đường sắt Bắc- Nam đã thông tuyến trở lại.

Tàu hỏa bị trật bánh, đường sắt qua Quảng Ngãi ách tắc gần 6 giờ

Tàu hỏa bị trật bánh, đường sắt qua Quảng Ngãi ách tắc gần 6 giờ

VOV.VN -Sau gần 6 giờ bị ách tắc, đến 15 h chiều nay (9/11), tuyến đường sắt Bắc- Nam đã thông tuyến trở lại.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ làm trước 600 km
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ làm trước 600 km

VOV.VN -Đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 58 tỷ USD sẽ khai thác trước 600km đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang – TPHCM.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ làm trước 600 km

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ làm trước 600 km

VOV.VN -Đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 58 tỷ USD sẽ khai thác trước 600km đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang – TPHCM.