Gánh trên vai 2 "chữ thầy"... nhưng lương chỉ được 1

VOV.VN - PGS.TS Phạm Ngọc Minh cho biết, giảng viên Trường ĐH Y Hà Nội ngoài việc giảng dạy còn làm công tác kiêm nhiệm ở bệnh viện. Thời gian làm việc ở bệnh viện ít nhất bằng thời gian làm việc ở trường, thậm chí là nhiều hơn. Tuy nhiên, giảng viên chỉ được hưởng 1 loại lương, phụ cấp.

Chia sẻ tại buổi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên của các đại học, trường đại học chiều nay (15/8), PGS.TS Phạm Ngọc Minh, Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, trường đang thực hiện tự chủ ở mức 2, đến nay tương đối ổn định. Trường Đại học Y Hà Nội tập trung đổi mới đào tạo, đổi mới chương trình.

Làm thầy giáo kiêm thầy thuốc nhưng lương chỉ có 1

Chia sẻ tâm tư nguyện vọng cùng tư lệnh ngành giáo dục, PGS.TS Phạm Ngọc Minh cho biết, với các trường đặc thù khối ngành y dược như Trường ĐH Y Hà Nội, thời gian đào tạo gần như dài nhất trong các ngành. Với ngành bác sĩ đa khoa có thời gian đào tạo 6 năm đại học và ít nhất 3 năm đào tạo bác sĩ nội trú.

Tại Trường ĐH Y Hà Nội cũng như các trường khác trong khối ngành sức khỏe, giảng viên vừa là thầy giáo nhưng cũng vừa là thầy thuốc, trên vai mang trách nhiệm của 2 chữ thầy nên càng nặng nề hơn. Để đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ giỏi, có chất lượng, buộc giảng viên phải tham gia trực tiếp vào làm việc tại các bệnh viện. Thời gian làm việc tại bệnh viện ít nhất phải bằng hoặc nhiều hơn thời gian làm việc tại trường, thế nhưng giảng viên chỉ được hưởng 1 loại lương, phụ cấp.

PGS.TS Phạm Ngọc Minh lo ngại với những chính sách đãi ngộ như hiện hay khó giữ chân những giảng viên giỏi, thay vào đó cần những cơ chế đặc thù, tương xứng.

"Chúng ta giữ chân người giỏi bằng tâm huyết của họ, chứ không phải bằng mệnh lệnh, hành chính, bằng những cách như cố giữ bằng cấp, hồ sơ...", PGS.TS Phạm Ngọc Minh nói.

Đại diện Trường ĐH Y Hà Nội cũng cho biết, trong quy định về giảng viên trường y hiện nay vẫn còn những bất cập, yêu cầu giảng viên cần có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên trong những giai đoạn trước, theo quy định, khi đào tạo bác sĩ nội trú, người học không được cấp bằng thạc sĩ, nhưng về bản chất năng lực, trình độ chuyên môn thậm chí còn cao hơn người có bằng thạc sĩ. Do đó, thay vì quy định phải có bằng thạc sĩ, nên chăng sửa thành giảng viên trường đại học y phải có bằng thạc sĩ hoặc tương đương để các trường có thể vận dụng được.

Giảng viên là nghề chính, nhưng thu nhập chỉ là phụ

Trao đổi cùng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, TS Trần Trọng Đạo, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang cũng nêu ý kiến về thực trạng đời sống, thu nhập của viên chức, người lao động trong cơ sở giáo dục đại học.

TS Trần Trọng Đạo phản ánh, hiện nay, công việc của viên chức, người lao động chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tình trạng này khiến không ít viên chức, người lao động xin thôi việc, chuyển công tác khác, học ở nước ngoài xong thì không muốn về trường làm việc.

Thậm chí, không ít viên chức, người lao động dành nhiều thời gian, tâm huyết để làm nhiều việc khác nhau ngoài công việc chính, như bán hàng online, bất động sản … Đôi khi công việc chính thì đem lại thu nhập phụ, việc làm phụ thì đem lại thu nhập chính. Việc chính cần được dành nhiều trí tuệ, tâm huyết thì lại không. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đào tạo.

Từ thực trạng này, đại diện Trường Đại học Nha Trang đề xuất, nên có chính sách tiền lương, bảng lương riêng cho nhà giáo. Đây là việc khó bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn và phải xem xét trong tương quan với các ngành khác.

Trao đổi về vấn đề tiền lương của đội ngũ giảng viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thu nhập của cán bộ giảng viên, viên chức, người lao động, cần tính toán để đảm bảo cuộc sống. Thực tế cho thấy, thu nhập của giảng viên chưa thực sự cao do nhiều nguyên nhân. Trong Nghị quyết 29 nêu định hướng, tiến tới giáo viên sẽ có bảng lương riêng cao nhất trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Hiệu trưởng không phải một ông quan trong cơ sở giáo dục"
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Hiệu trưởng không phải một ông quan trong cơ sở giáo dục"

VOV.VN - "Hiệu trưởng không phải là một ông quan trong một cơ sở giáo dục, đó là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp. Cho nên mong các hiệu trưởng bắt nhịp với các mục tiêu đổi mới để trở thành những người dẫn dắt công cuộc đổi mới".

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Hiệu trưởng không phải một ông quan trong cơ sở giáo dục"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Hiệu trưởng không phải một ông quan trong cơ sở giáo dục"

VOV.VN - "Hiệu trưởng không phải là một ông quan trong một cơ sở giáo dục, đó là một người dẫn dắt, hỗ trợ, phục vụ cho các đồng nghiệp. Cho nên mong các hiệu trưởng bắt nhịp với các mục tiêu đổi mới để trở thành những người dẫn dắt công cuộc đổi mới".

Dự kiến tăng phụ cấp ưu đã cho giáo viên mầm non, tiểu học
Dự kiến tăng phụ cấp ưu đã cho giáo viên mầm non, tiểu học

VOV.VN - "Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ… ", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết.

Dự kiến tăng phụ cấp ưu đã cho giáo viên mầm non, tiểu học

Dự kiến tăng phụ cấp ưu đã cho giáo viên mầm non, tiểu học

VOV.VN - "Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ… ", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Khả năng cao sẽ điều chỉnh các môn tích hợp bậc THCS"
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Khả năng cao sẽ điều chỉnh các môn tích hợp bậc THCS"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ sẽ tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh với các môn tích hợp bậc THCS trong thời gian sắp tới. Sự điều chỉnh này không ảnh hưởng tới giáo viên cũng như mục đích đầu ra của sự đổi mới.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Khả năng cao sẽ điều chỉnh các môn tích hợp bậc THCS"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Khả năng cao sẽ điều chỉnh các môn tích hợp bậc THCS"

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ sẽ tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh với các môn tích hợp bậc THCS trong thời gian sắp tới. Sự điều chỉnh này không ảnh hưởng tới giáo viên cũng như mục đích đầu ra của sự đổi mới.

Nhiều giáo viên mầm non phải bỏ nghề khi ngày làm 12 tiếng lương vẫn thấp
Nhiều giáo viên mầm non phải bỏ nghề khi ngày làm 12 tiếng lương vẫn thấp

VOV.VN - Công việc của giáo viên mầm non mang tính chất rất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy, vừa chăm sóc từng cháu. Giáo viên mầm non phải trong vai như là một chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia về can thiệp sớm, chuyên gia về tư vấn tâm lý, ... nhưng lương vẫn rất thấp.

Nhiều giáo viên mầm non phải bỏ nghề khi ngày làm 12 tiếng lương vẫn thấp

Nhiều giáo viên mầm non phải bỏ nghề khi ngày làm 12 tiếng lương vẫn thấp

VOV.VN - Công việc của giáo viên mầm non mang tính chất rất đặc thù, vừa nuôi vừa dạy, vừa chăm sóc từng cháu. Giáo viên mầm non phải trong vai như là một chuyên gia về dinh dưỡng, chuyên gia về can thiệp sớm, chuyên gia về tư vấn tâm lý, ... nhưng lương vẫn rất thấp.