Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp

VOV.VN - Ngày 26/12, đại diện lãnh đạo Vườn Quốc gia Tràm Chim thông tin, vào 11 giờ trưa nay nhân viên bảo vệ Trạm Phú Hiệp của Vườn Quốc gia Tràm Chim đã ghi nhận 7 con sếu bay ngang trạm về hướng khu A5 của Vườn Quốc gia.

Cuối tháng 12 là thời điểm đàn sếu bắt đầu rời nơi sinh sản phía Bắc Campuchia để về vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều năm trước, sếu đầu đỏ cũng bắt đầu về Vườn Quốc giaTràm Chim vào thời điểm này. Tuy nhiên trong nhiều năm, sếu dần về Tràm Chim rất muộn, có năm không cá thể nào về.

Theo Tiến sĩ Trần Triết, Giám đốc Chương trình Bảo tồn sếu Đông Nam Á, việc đàn sếu tự nhiên quay trở lại theo thời gian biểu trước đây là chỉ báo cho thấy môi trường tự nhiên của Vườn Quốc gia đã dần được phục hồi. Đây là tín hiệu tốt cho chương trình phục hồi đàn sếu bằng biện pháp tái thả mà tỉnh Đồng Tháp vừa khởi động. Với đà hồi phục của hệ sinh thái tự nhiên, hy vọng đàn sếu hoang dã sẽ về lại Tràm Chim ngày càng đông đảo hơn.

Theo đánh giá hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim dần phục hồi theo đúng bản chất, đặc trưng của vùng đất ngập nước tự nhiên, nhiều loài chim đến trú ngụ với số lượng lớn, các loài thực vật quan trọng như năng kim và lúa ma cũng bắt đầu hồi phục, tạo môi trường sinh sống và nguồn thức ăn phong phú cho Sếu đầu đỏ.

Trước đó, để hiện thực hóa ước mơ “Đưa đàn sếu trở về”, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng và phê duyệt “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Đề án trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm câu chuyện thành công từ chương trình bảo tồn sếu tại Vương quốc Thái Lan. Dự kiến trong 10 năm triển khai Đề án sẽ có khoảng 100 cá thể sếu được nuôi và thả ra và có 50 cá thể có khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có diện tích hơn 7.300 ha.  Năm 2012 Vườn Quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới. Vườn với hệ thực vật 130 loài, 130 loài thủy sản nước ngọt, là nơi trú ngụ của 231 loài chim. Đặc biệt, là sếu đầu đỏ loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng và được cả thế giới quan tâm bảo vệ.

Bảo tồn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim trong vòng 10 năm từ năm 2022 – 2032 với kinh phí thực hiện khoảng 185 tỷ đồng. Đề án tập trung vào biện pháp nuôi và khi được thả ra sếu có thể tự sinh sản và tồn tại ngoài tự nhiên với hy vọng sếu luôn hiện diện tại vườn Quốc gia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim
Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Sẽ chuyển giao sếu đầu đỏ con đang nuôi nhốt từ Thái Lan sang Việt Nam, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở nuôi nhốt, thả và giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Triển vọng mới phục hồi sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Sẽ chuyển giao sếu đầu đỏ con đang nuôi nhốt từ Thái Lan sang Việt Nam, đào tạo cán bộ, phát triển cơ sở nuôi nhốt, thả và giám sát sếu đầu đỏ, quản lý môi trường sống của sếu trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp.

Phục hồi hệ sinh thái để sếu sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim
Phục hồi hệ sinh thái để sếu sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã từng ghi nhận hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ di cư đến sống. Thế nhưng những năm gần đây, Sếu về ít, có những năm Sếu không về, điều này cho thấy môi trường sống có sự thay đổi và đã đến lúc phải có chiến lược để giữ chân Sếu ở tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Phục hồi hệ sinh thái để sếu sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim

Phục hồi hệ sinh thái để sếu sống quanh năm ở Vườn Quốc gia Tràm Chim

VOV.VN - Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã từng ghi nhận hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ di cư đến sống. Thế nhưng những năm gần đây, Sếu về ít, có những năm Sếu không về, điều này cho thấy môi trường sống có sự thay đổi và đã đến lúc phải có chiến lược để giữ chân Sếu ở tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.