Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Không nên chỉ đổ lỗi cho chính sách

VOV.VN - Hôm nay (21/7), tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về kết quả triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trưởng đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách khiến tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm tiến độ.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương không nên chỉ biết đổ lỗi cho chính sách và trông chờ trung ương mà cần chủ động, nên cao tinh thần trách nhiệm để tập trung tháo gỡ vướng mắc ngay từ cơ sở. 

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, hơn 2 năm triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030… đã tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam. Đời sống người dân miền núi được cải thiện khi hàng ngàn hộ dân được tạo sinh kế bền vững.

Vốn từ 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia trong năm 2022, giải ngân được 30% với trên 487 tỷ đồng. Đối với kế hoạch vốn năm 2023, bao gồm cả vốn 2022 kéo dài, giải ngân  đến 30/06/2023 được gần 386 tỷ đồng, đạt gần 11,5% kế hoạch. Tiến độ giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia tại tỉnh Quảng Nam hiện rất chậm so với các địa phương trên cả nước. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, sớm xây dựng hành lang văn bản đồng nhất, thủ tục hành chính nhanh gọn và điều chỉnh một số quy định chưa sát thực tiễn để địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, trong đó 6 huyện miền núi cao và 4 xã biên giới, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Việc triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia ở khu vực này rất khó  do nguồn thu ngân sách tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam rất thấp, khả năng đối ứng hạn chế. Nhiều trường học trên địa bàn miền núi tỉnh Quảng Nam được đầu tư kinh phí lớn nhưng sau khi xây xong chưa thể đưa vào sử dụng do vướng quy định về phòng cháy chữa cháy. Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Trung ương xem xét điều chỉnh những bất cập, vướng mắc.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nêu thực trạng hầu hết người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam sống dựa vào rừng. Họ thoát nghèo từ phát triển sinh kế dưới tán rừng. Nhưng theo quy định của Luật Lâm nghiệp thì người dân lại không được sử dụng môi trường rừng.

“Quốc hội có thể xem xét cho tỉnh Quảng Nam thí điểm chủ trương thuê môi trường rừng để trồng dược liệu dưới tán rừng. Các địa phương miền núi ở Quảng Nam phát triển được các mô hình này thì mới giảm nghèo bền vững được, từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Tỉnh Quảng Nam có sâm Ngọc linh và nhiều loài dược liệu quý nhưng hiện không thể trồng dưới tán rừng, điều này vừa gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên, người dân không có việc làm. Đề nghị Chính phủ sớm tháo gỡ vấn đề này”.

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát của Quốc hội nêu thực trạng, nguồn vốn từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Quảng Nam là rất lớn nhưng không giải ngân được. Điều này khiến người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất khó khăn nhưng chưa thụ hưởng được chính sách. Nhiều ý kiến cho rằng, các cấp Chính quyền ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn gây chồng chéo, khó hiểu, khó triển khai. Cụ thể, tại tỉnh Quảng Nam, khi triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, riêng cấp tỉnh đã ban hành đến 600 văn bản, chưa kể các văn bản của cấp huyện và Trung ương.

Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị tỉnh Quảng Nam và các địa phương nên xây dựng một sổ tay hướng dẫn cho cán bộ cơ sở, tích hợp nhiều văn bản liên quan 3 Chương trình mục tiêu quốc gia vào sổ tay theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai. Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị tỉnh Quảng Nam đánh giá toàn diện, cụ thể nguyên nhân chủ quan và khách quan khi giải ngân quá ì ạch. Ngoài những vướng mắc đang được Trung ương tập trung tháo gỡ thì cần nhìn nhận lại trình độ cán bộ đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chưa? Trách nhiệm của Ban chỉ đạo và từng thành viên ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện đã vào cuộc quyết liệt chưa?

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội lưu ý, đã hơn nửa chặng đường triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các địa phương cần đánh giá lại khả năng hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đối với từng dự án, tiểu dự án: “Chúng ta cứ kiến nghị rằng Trung ương chậm, nhưng đến khi Trung ương đã tháo gỡ được những khó khăn thì về địa phương mới khởi động lại từ đầu thì cũng không thực hiện được. Mỗi cấp chậm một ít thì tiến độ giải ngân vẫn sẽ rất chậm. Các tỉnh, thành phố cần tiếp tục đưa các tổ công tác xuống cơ sở để hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các dự án và tiểu dự án.”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”
Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều ngày 20/7, tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc trực tiếp và trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều ngày 20/7, tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc trực tiếp và trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số
Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.