Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều ngày 20/7, tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc trực tiếp và trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 39 ngàn tỷ đồng cho các địa phương thuộc vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên để thực hiện 3 chương trình mục tiêu Quốc gia, chiếm 39,2% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách trung ương để thực hiện 3 chương trình trên cả nước. Hiện nay, 17/19 địa phương trong vùng đã thực hiện giải ngân vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia. Trong đó, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện giải ngân hơn 93% ngân sách địa phương. Các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng thuộc nhóm đứng đầu về tỷ lệ giải ngân trên 30%. Tuy nhiên, một số địa phương trong vùng giải ngân vốn ngân sách địa phương còn rất thấp hoặc chưa có báo cáo về tiến độ giải ngân nguồn vốn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay các chương trình mục Quốc gia còn khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện. Cụ thể các chương trình được phê duyệt, quy định vốn đối ứng sau thời điểm kế hoạch vốn trung hạn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 của các địa phương, do đó việc bố trí vốn đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Nguồn vốn sự nghiệp được giao theo từng năm và phân theo hạng mục chi tiết làm cho địa phương khó khăn trong việc xác định mục tiêu của giai đoạn và chuyển đổi vốn của các nội dung trong chương trình để thích ứng với điều kiện thực tế.

Việc bố trí cán bộ phụ trách thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia ở cơ sở còn bất cập, chủ yếu kiêm nhiệm nhiều việc. Hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đang tìm các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ, chương trình mục tiêu Quốc gia hướng đến việc lo cho người dân ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình hoàn cảnh khó khăn là một chính sách rất nhân văn. So với năm 2022, các bộ ngành và địa phương đã có nhiều tháo gỡ về cơ chế chính sách. Tuy nhiên tại một số địa phương, việc giải ngân cho cả 3 chương trình mục tiêu Quốc gia chỉ đạt khoảng 8%.

Trong điều kiện khó khăn về mặt thời gian, cũng như cơ chế còn một số vướng mắc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các địa phương phải nêu cao trách nhiệm, tích cực, chủ động và quyết liệt hơn trong triển khai các chương trình mục tiêu Quốc gia.

“Về Trung ương chúng tôi chịu trách nhiệm trước và sẽ tiếp tục sửa, hướng dẫn nhanh nhất những cái mà các đồng chí còn vướng mắc. Về phía các đồng chí, tôi yêu cầu trách nhiệm, tích cực chủ động và quyết liệt hơn trong triển khai các công việc, cái gì vướng hỏi trung ương và hỏi các bộ ngành. Tôi cũng đề nghị các bộ ngành, ba cơ quan chủ trì kết nối tốt hơn các địa phương và kịp thời lắng nghe những ý kiến còn vướng.” Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Trước đó, sáng 20/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang kiểm tra tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tại nơi kiểm tra, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý chính quyền địa phương cần sớm rà soát, xử lý các vướng mắc để tập trung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời, tỉnh Bình Định cần tính toán tránh tình trạng đầu tư dàn trải.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận những kết quả tích cực trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia mà tỉnh Bình Định nói chung và huyện Tây Sơn đã thực hiện. Đối với các ý kiến kiến nghị của huyện và tỉnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang lưu ý tỉnh Bình Định trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia cần thực hiện lồng ghép hiệu quả; tính toán đầu tư tránh tình trạng dàn trải, manh mún, phát huy được hiệu quả đầu tư.

“Cố gắng chắc chiu, một là đối ứng trên địa bàn, hai là các đồng chí bố trị lại cho hợp lý hơn trong 1.500 tỷ đồng đã được phân bổ, với cách làm cái gì cho ra tấm ra món, tránh một chút là mưa gió, bão bùng mất hết mà nó không phát huy được tác dụng, đặc biệt là các công trình hạ tầng. Cho nên chúng tôi mong các đồng chí rà, kiểm tra lại hết, còn sót gì các đồng chí báo, còn nếu không thì các đồng chí chạy bởi vì chúng ta còn có nửa chặng đường” - Phó Thủ tướng yêu cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”
Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số
Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

Vướng mắc trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhiều kinh nghiệm cùng những khó khăn, vướng mắc, hạn chế đã được nêu ra tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.