Giảm công suất cung cấp nước, người dân Kiên Giang “lao đao“

VOV.VN -Việc giảm công suất và thời gian cung cấp nước sinh hoạt do mặn xâm nhập đã khiến cuộc sống của người dân tỉnh Kiên Giang bị ảnh hưởng nhiều.

Do mặn xâm nhập, không lấy được nước ngọt, trong những ngày gần đây, Công ty cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang đã cắt giảm công suất và thời gian cung cấp nước trên địa bàn TP Rạch Giá và huyện Hòn Đất khiến nhiều người dân thiếu  nước sinh hoạt.

Sáng  12/4,  công ty Cấp thoát nước Kiên Giang điều 3 xe tải chở nước đến cung cấp cho những  khu vực thiếu  nước ở các  phường Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, đường Quang Trung.

Hơn tuần qua, Công ty TNHH một thành viên  Cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang không thu được nước ngọt do bị nhiễm mặn. Mực nước tại các hồ chứa dự phòng đã  giảm  khoảng 50%. Công ty cấp thoát nước phải đưa nguồn nước từ 14 giếng khoan dự phòng vào hoạt động, đồng thời tiết giảm 25% công suất và 50% thời gian cung cấp nước theo từng khu vực trên địa bàn TP Rạch Giá và một phần huyện Hòn Đất.

Kiên Giang chở nước đến những vùng lõm, vùng cuối đường ống trong trưa 21/4

Theo đó, lượng nước cung cấp  giảm 10.000 m3/ngày, đêm,  dù trước đó, tỉnh Kiên Giang đã đắp 2 đập ngăn mặn trên 2 nhánh sông gần với điểm thu nước  nhưng  mặn vẫn  đi xa hơn năm ngoái. Nguyên nhân là do nguồn nước ngọt từ thượng lưu đổ về  Kiên Giang rất ít,  nước mặn  xâm nhập sâu vào nội đồng.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phương, Giám đốc Công ty cho biết, nếu tình hình này tiếp diễn thì người dân chỉ cầm cự được thêm 14 ngày. Sau đó, họ phải sử dụng  nguồn nước ngầm. Trong thời gian 14 ngày tới,  có thể công ty sẽ phải  giảm tiếp công suất.

Năm nay căng thẳng hơn nhiều vì công ty đã có đập ngăn mặn ở đây mà biên mặn năm nay còn cao hơn năm ngoái. Điểm mặn vẫn đi khỏi điểm lấy nước 13km. Tình hình diễn biến xâm nhập mặn đúng theo dự đoán của công ty là rất gay gắt và phức tạp cho nên công ty cũng kêu gọi bà con sử dụng tiết kiệm nước để cùng chia sẻ khó khăn trong thời gian này.

Mặc dù mới áp dụng lịch tiết giảm 25% công suất nước nhưng ở nhiều khu vực trong thành phố, người dân đã thiếu  nước sinh hoạt, phải nhờ vào nguồn nước từ các giếng khoan gia đình. Những vùng xa nhà máy nước, cuối đường ống, nước máy chảy rất yếu.

Bà Nguyễn Thị Ngoan ở Khu phố 3, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá cho biết: Trước đây, người dân lây nước qua khoan cây. Còn hiện nay, họ phải hạ ống xuống để bơm lên, mô tơ kéo lên để lấy nước. Người dân tắm rửa không dám dùng nhiều nước.

Còn ông Phạm Văn Điền ở phường Vĩnh Quang cho rằng, cách đây cũng lâu, ở địa phương có xảy ra tình trạng thiếu nước nhưng trầm trọng nhất là 4 ngày nay không có nước. Nước máy không có, gia đình phải bơm nước cây lên dùng nhưng nước có mùi hôi, tanh, mùi bùn.

Về lâu dài, công ty cấp thoát nước sẽ cố gắng duy trì nước cung cấp cho các bệnh viện, còn đối với nước sinh hoạt cho khu dân cư sẽ tiếp tục tiết giảm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt như thế nào?
Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt như thế nào?

VOV.VN - Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt là phải đáp ứng các tiêu chí về năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích ứng rộng.

Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt như thế nào?

Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt như thế nào?

VOV.VN - Chọn giống lúa đối phó với hạn hán và xâm nhập mặn tốt là phải đáp ứng các tiêu chí về năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích ứng rộng.

Thủ tướng chỉ thị biện pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Thủ tướng chỉ thị biện pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL

VOV.VN -Xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong tháng 3 và 4 và có thể kéo dài tới tháng 6 năm 2016.

Thủ tướng chỉ thị biện pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Thủ tướng chỉ thị biện pháp ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL

VOV.VN -Xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong tháng 3 và 4 và có thể kéo dài tới tháng 6 năm 2016.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Thủ tướng yêu cầu 15 ngày phải có một bản đồ xâm nhập mặn
Thủ tướng yêu cầu 15 ngày phải có một bản đồ xâm nhập mặn

VOV.VN - Để chống hạn, xâm nhập mặn, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, ưu tiên cấp nước sinh hoạt, nước uống cho người, cho gia súc.

Thủ tướng yêu cầu 15 ngày phải có một bản đồ xâm nhập mặn

Thủ tướng yêu cầu 15 ngày phải có một bản đồ xâm nhập mặn

VOV.VN - Để chống hạn, xâm nhập mặn, Thủ tướng chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, ưu tiên cấp nước sinh hoạt, nước uống cho người, cho gia súc.

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là do biến đổi khí hậu và tác động từ thượng nguồn sông Mekong.

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng

Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng

VOV.VN - Tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long là do biến đổi khí hậu và tác động từ thượng nguồn sông Mekong.

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn
Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ được cải thiện hơn
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ được cải thiện hơn

VOV.VN -Với việc xả bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện của các nước ở thượng nguồn, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể được cải thiện hơn.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ được cải thiện hơn

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ được cải thiện hơn

VOV.VN -Với việc xả bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện của các nước ở thượng nguồn, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể được cải thiện hơn.