Giằng chống bảo vệ di tích Huế ứng phó mưa bão

VOV.VN - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão, trong những ngày qua, Trung tâm bảo tồn Di tích cố Đô Huế đã cử lực lượng giằng néo bảo vệ các di tích.

Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế với gần 500 hạng mục công trình chủ yếu làm từ gỗ. Vào mùa mưa bão, địa phương luôn hứng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt nên Quần thể Di tích Cố đô Huế cũng đối mặt với nhiều rủi ro, nhiều công trình có nguy cơ cao.

Để ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, những ngày qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai giằng néo các điểm di tích, đặc biệt là các điểm di tích xuống cấp, các di tích ở ven sông Hương để bảo vệ.

Gần 200 cán bộ, nhân viên của Phòng Quản lý bảo vệ và các phòng ban đã chia làm nhiều tổ, triển khai các biện pháp bảo vệ ở các di tích có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của gió bão.

 

Tại khu vực kinh thành Huế, với các di tích như Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Nhật Thành Lâu, Hiển Lâm Các, lầu Ngũ Phụng… và các điểm tham quan ở các lăng Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh, Gia Long, Thiệu Trị, điện Hòn Chén…, Trung tâm đã triển khai các biện pháp gia cố, bảo vệ các công trình và bảo vệ hệ thống cây xanh ở các di tích.

Trong những ngày bão lũ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phân công lực lượng túc trực 24/24 và các phương tiện cơ giới, máy móc sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo gần 50 điểm nguy cơ sạt lở ở miền núi
Thừa Thiên Huế: Cảnh báo gần 50 điểm nguy cơ sạt lở ở miền núi

VOV.VN - Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo gần 50 điểm nguy cơ sạt lở ở miền núi

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo gần 50 điểm nguy cơ sạt lở ở miền núi

VOV.VN - Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão
Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

VOV.VN - Cố đô Huế có hàng trăm công trình, di tích, kiến trúc, cổ vật hàng trăm năm tuổi dễ bị tác động của thiên tai. Vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn di tích và khách tham quan.

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

Đảm bảo an toàn di tích Cố đô Huế trong mùa mưa bão

VOV.VN - Cố đô Huế có hàng trăm công trình, di tích, kiến trúc, cổ vật hàng trăm năm tuổi dễ bị tác động của thiên tai. Vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn di tích và khách tham quan.

Tham vấn chuyên gia về bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế
Tham vấn chuyên gia về bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế

VOV.VN - Hôm nay (11/10), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hơn 100 đại biểu các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế và các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cả nước tham dự hội thảo.

Tham vấn chuyên gia về bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế

Tham vấn chuyên gia về bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế

VOV.VN - Hôm nay (11/10), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hơn 100 đại biểu các sở, ban, ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế và các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong cả nước tham dự hội thảo.