Thừa Thiên Huế: Cảnh báo gần 50 điểm nguy cơ sạt lở ở miền núi

VOV.VN - Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 50 điểm nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, trượt lở, sụt lún đất đá đồi núi. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu đơn vị, địa phương căn cứ vị trí cảnh báo khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven đồi núi, ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu, địa bàn dễ bị chia cắt. Các địa phương cắm biển cảnh báo ở các ngầm, tràn, đoạn ngập sâu, nước chảy xiết, đoạn bờ sạt lở; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố. Trong quá trình triển khai cần đặc biệt lưu ý công tác đảm bảo an toàn cho các lực lượng làm nhiệm vụ.

Tỉnh cũng yêu cầu các chủ đập, đơn vị quản lý khai thác, các chủ đầu tư công trình thủy điện, thủy lợi xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở ven hồ; thượng, hạ lưu công trình đầu mối; Đề phòng đất đá sạt lở bờ hồ, vai đập gây sóng lũ và làm nước hồ dâng cao đột ngột gây sự cố công trình; Đề phòng hiện tượng sạt lở bờ sông phía hạ lưu đập tràn, cửa xả trạm thủy điện làm hạn chế thoát lũ và đe dọa đến vận hành an toàn công trình.

Các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến của bão lũ để triển khai các biện pháp: Cấm tất cả mọi phương tiện và người lưu thông qua các tuyến đường có nguy cơ sạt lở cao đến rất cao và các khu vực ngầm, tràn, cầu cống nước chảy xiết, các tuyến đường ngập lụt; đặt biển cảnh báo và bố trí lực lượng cảnh giới cho người và phương tiện; sẵn sàng di dời, sơ tán dân tại các vị trí trọng điểm, xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt theo phương châm “bốn tại chỗ”. Ông Đặng Văn Hòa, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Tại khu vực miền núi, hiện nay theo thống kê có trên 48 điểm. Đối với những điểm nguy cơ cao thì các địa phương cũng đã rà soát. Trong đó, đã xác định rõ danh sách các địa điểm nguy cơ sạt lở và số lượng dân tại các khu vực này. Các địa phương đã có phương án đối với từng địa điểm nguy cơ cao”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

VOV.VN - Ngày 14/9, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương được điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020-2025.

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

Thừa Thiên Huế có tân Phó Bí thư Tỉnh ủy

VOV.VN - Ngày 14/9, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Ông Phạm Đức Tiến, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương được điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2020-2025.

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo  ở vùng cao Thừa Thiên Huế
Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo ở vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo  ở vùng cao Thừa Thiên Huế

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo ở vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế
Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là “ngôi làng chung”, nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.