Bài toán lớp 3 gây sốt và chữ “Tâm” của người làm sư phạm

VOV.VN - Nếu giáo viên chỉ dạy theo đúng chương trình thì rất nhàn, nhưng lại không bồi dưỡng được kiến thức nâng cao cho những học sinh có năng lực.

Những ngày qua, dư luận trong nước và cả một số tờ báo nước ngoài phát sốt với bài toán lớp 3 do cô giáo Nguyễn Thị Kim Quyên - giáo viên lớp 3A3, khối trưởng khối lớp 3 Trường tiểu học Thăng Long, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sưu tầm để nâng cao kiến thức cho học sinh.


Bài toán lớp 3 khiến cư dân mạng "phát sốt" những ngày qua

Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Lâm Đồng, Phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Bảo Lộc vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Chưa biết, việc làm này của cô giáo sẽ được xử lý như thế nào, nhưng đứng về mặt xã hội, nhiều nhà giáo và phụ huynh ủng hộ cách làm của cô Kim Quyên.

Theo chia sẻ của cô giáo Ngô Thị Tiến (giáo viên trường Tiểu học Chiềng Lề, TP Sơn La, tỉnh Sơn La)– người đã có hơn 30 năm trong nghề sư phạm, tâm lý chung của các ông bố, bà mẹ là thích con mình được va chạm với các bài tập khó, đặc biệt là với các môn tự nhiên. Tuy nhiên, theo qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo thì tuyệt đối giáo viên không được giao bài tập khó cho con và không được giao bài tập về nhà (trừ khối 4-5 có bài học thuộc). Nếu cô giao các bài tập khó thì chủ yếu lại phải do cha mẹ hoặc gia sư kèm cặp chứ nhiều bài tự các em cũng không giải được.

Ngay như phương pháp dạy học tích cực (tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy) hiện cũng vẫn đang gây tranh cãi. Theo Luật Giáo dục (điều 24.2): "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Thế nhưng, nếu làm theo đúng Luật thì nhàn giáo viên nhưng lại khổ cho học sinh, các em nếu không hiểu bài sẽ rất dễ sinh chán nản học hành, rỗng kiến thức từ cấp cơ sở.

“Những giáo viên đứng lớp hàng chục năm như tôi hiện nay rất trăn trở một điều, nếu dạy đúng theo yêu cầu, chỉ đạo của ngành thì giáo viên rất nhàn, nhưng chất lượng học tập của các em đi đến đâu? Nhiều lúc, chúng tôi phải áp dụng cả phương pháp dạy học cũ – mới đan xen. Nghĩa là buổi sáng cho học sinh học tích cực, cô hỗ trợ để học sinh hiểu thêm, nhưng nếu chưa đạt thì buổi chiều lại áp dụng kiểu cũ. Nghĩa là cô lại giảng bài theo cách truyền thống trên lớp để các em hiểu” – cô giáo Ngô Thị Tiến chia sẻ.

Trở lại với câu chuyện của cô giáo Kim Quyên, cô Ngô Thị Tiến cho rằng, nếu không có ôn tập, nâng cao kiến thức thì không thể tìm được tài năng. Trong cả trăm học sinh thì may ra có 2-3 em là say mê với bài toán khó chứ không phải cả lớp, cả khối học sinh hưởng ứng. Là người làm sư phạm có trình độ, có tâm, giáo viên sẽ nhìn ra em nào nên bồi dưỡng thêm kiến thức nâng cao.

“Tôi không khuyến khích hay bài xích việc cho học sinh làm các bài tập khó, hóc búa. Hãy dựa vào lòng say mê, năng lực của các em để giao bài” – cô Ngô Thị Tiến nói.

Còn theo cô giáo Nguyễn Thị Mai (giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội), có thể do cách đánh giá học sinh của ta hiện nay còn lệch lạc nên nhiều khi các bậc phụ huynh muốn con mình giải bằng được những bài toán hóc búa ở cấp tiểu học. Đó là quan niệm cho rằng con học giỏi toán thì mới được coi là học giỏi thực sự. Còn nếu con chỉ học giỏi các môn khác (như văn, ngoại ngữ hay lịch sử…) chỉ là “thường thôi”.

Còn nhớ, khi giáo sư Ngô Bảo Châu được vinh danh thì ngôi trường mà vị giáo sư này đã từng học bỗng trở nên nổi tiếng và đắt như tôm tươi. Ngay trong năm đó, cánh cổng trường này đã bị húc đổ vì một niềm tin mãnh liệt của các bậc phụ huynh là con mình sẽ giỏi như Ngô Bảo Châu.

Còn với những người làm cha mẹ có con đang học tiểu học thì sao? Anh Trần Văn Minh, hiện đang có con học ở một trường Tiểu học của quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng đồng tình với việc khuyến khích các con làm các bài tập khó, nhưng không nên ép buộc. Bản thân các con nếu thấy yêu thích, say mê sẽ có ý thức làm. Nghĩa là, chúng ta nên dành cho các con nhiều lựa chọn, không căn cứ vào đó để đánh giá hạnh kiểm, năng lực của con. Vì con hoàn thành tốt chương trình học ở trường đã là một kết quả đáng khích lệ.

Việc đưa ra một bài toán học búa của cô giáo Kim Quyên xuất phát từ lòng yêu nghề, khuyến khích con trẻ tìm tòi, học tập. Nhưng có lẽ, các qui định của ngành giáo dục hiện nay vẫn chưa với tới các tình huống rất đời thường, rất phổ biến trong cuộc sống. Không phải bây giờ mới có chuyện một cô giáo Kim Quyên ở Lâm Đồng tìm bài tập khó khuyến khích học sinh mà chuyện này có ở hầu khắp các địa phương, các trường lớp. Và nhu cầu để có những bài toán hóc búa như vậy ở một số học sinh và phụ huynh là có thật. Nhưng có vẻ như, mục đích của cô Kim Quyên là tốt nhưng lại phạm qui?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhận xét học sinh tiểu học: Vì sao 700 hiệu trưởng im lặng khó hiểu?
Nhận xét học sinh tiểu học: Vì sao 700 hiệu trưởng im lặng khó hiểu?

VOV.VN-Sự im lặng khó hiểu của 700 hiệu trưởng chưa là quá muộn để ngành Giáo dục xem lại chất lượng giáo dục Tiểu học cũng như cách thức nhận xét học sinh.

Nhận xét học sinh tiểu học: Vì sao 700 hiệu trưởng im lặng khó hiểu?

Nhận xét học sinh tiểu học: Vì sao 700 hiệu trưởng im lặng khó hiểu?

VOV.VN-Sự im lặng khó hiểu của 700 hiệu trưởng chưa là quá muộn để ngành Giáo dục xem lại chất lượng giáo dục Tiểu học cũng như cách thức nhận xét học sinh.

Hà Nội làm rõ xét tuyển lớp 6 dựa vào đánh giá học sinh Tiểu học
Hà Nội làm rõ xét tuyển lớp 6 dựa vào đánh giá học sinh Tiểu học

VOV.VN -Việc đánh giá học sinh Tiểu học để được lên lớp hay chuyển cấp phải có sự phối hợp, liên kết với giáo viên cấp THCS.

Hà Nội làm rõ xét tuyển lớp 6 dựa vào đánh giá học sinh Tiểu học

Hà Nội làm rõ xét tuyển lớp 6 dựa vào đánh giá học sinh Tiểu học

VOV.VN -Việc đánh giá học sinh Tiểu học để được lên lớp hay chuyển cấp phải có sự phối hợp, liên kết với giáo viên cấp THCS.

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học
Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

VOV.VN-Theo Thông tư 30, cách đánh giá học sinh Tiểu học sẽ nhận xét tổng thể, toàn diện thực chất năng lực và phẩm chất đạo đức của học sinh.

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ tốt hơn khi không chấm điểm học sinh Tiểu học

VOV.VN-Theo Thông tư 30, cách đánh giá học sinh Tiểu học sẽ nhận xét tổng thể, toàn diện thực chất năng lực và phẩm chất đạo đức của học sinh.