Gia cảnh khốn khó của 4 anh em mồ côi và tấm lòng người thầy

VOV.VN - Thấy 4 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ sống trong căn nhà cũ nát, thầy Trọng đã kêu gọi, kết nối các nhà hảo tâm giúp đỡ xây tặng các em ngôi nhà mới.

Ở huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, điều kiện học tập của học sinh người Pa Kô - Vân Kiều còn nhiều thiếu thốn. Thương các em hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn kiên trì đến lớp, thầy giáo Nguyễn Mai Trọng ở trường Tiểu học Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa luôn trăn trở làm sao  giúp các em vùng cao yên tâm đến trường. 

Thầy Nguyễn Mai Trọng cùng các giáo viên trường tiểu học Hướng Phùng thực hiện thành công mô hình bán trú dân nuôi.

Có lẽ cả 4 anh em Hồ Văn Nội, người Vân Kiều ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa sẽ không bao giờ quên công ơn của thầy Trọng khi các em được sống trong một ngôi nhà vững chãi.

Thấy 4 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ, nương tựa vào nhau trong căn nhà cũ nát, thầy Trọng đã kêu gọi, kết nối các mạnh thường quân giúp đỡ xây tặng các em một ngôi nhà mới. Có nhà mới, được hỗ trợ lương thực, các em không còn đói, không sợ lạnh, yên tâm đến trường.

Em Hồ Văn Nội bày tỏ: "Lúc em lớp 5 ba em bệnh mất, lúc em lớp 9 thì mẹ mất vì tai nạn giao thông nên gia đình rất khó khăn. Nhưng thầy Trọng phát hiện kịp thời và giúp đỡ chúng em, đến bây giờ thầy đã liên lạc được với một số nhà hảo tâm gom góp được một số tiền xây dựng ngôi nhà cho 4 anh em ở, có thể tránh mưa tránh nắng, giúp chúng em yên tâm đi học. Chúng em rất cảm ơn thầy."

Thầy Nguyễn Mai Trọng cùng nhà hảo tâm trao tặng xe đạp cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn.

Ở miền núi, việc vận động các em học sinh đến trường vô cùng khó khăn bởi gia đình các em đều nghèo khó. Những năm qua, thầy Nguyễn Mai Trọng đã đứng ra kêu gọi nhiều tổ chức, cá nhân hảo tâm giúp đỡ các em học sinh nghèo đến trường.

Sau những giờ lên lớp, thầy lại đến nhà những em học sinh hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các em mồ côi để tìm hiểu hoàn cảnh từng em. Bao nhiêu năm gắn bó với học sinh vùng rẻo cao, thầy Trọng thấu hiểu hoàn cảnh của từng học sinh. Đứa thiếu sách vở thì thầy đi xin sách vở, đứa thiếu áo quần, thầy đi xin áo quần, miễn sao các em có cơ hội đến trường.

Trường Tiểu học Hướng Phùng là ngôi trường đầu tiên ở vùng đặc biệt khó khăn có dàn máy vi tính 25 chiếc phục vụ việc học của các em.   

Thầy giáo Nguyễn Mai Trọng chia sẻ: "Hơn 20 năm công tác tại địa bàn giáo dục vùng khó, chứng kiến nhiều tấm gương hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình gặp rất nhiều khó khăn, có những hoàn cảnh nếu như không được giúp đỡ kịp thời thì tương lai của các em sẽ không biết đi về đâu. Đứng trước tình cảnh như vậy, trong những năm qua, trường tiểu học Hướng Phùng đã kết nối với các mạnh thường quân trên mọi miền Tổ quốc để hỗ trợ điều kiện học tập cũng như sinh hoạt cho các em. Hy vọng những việc làm này, các em vượt qua khó khăn trước mắt hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn."

Một buổi nói chuyện truyền thống

Thầy Nguyễn Mai Trọng cùng các giáo viên ở trường tiểu học Hướng Phùng đã tự nguyện ở lại giảng dạy và chăm sóc các em. Mô hình “Bán trú dân nuôi” được thực hiện thành công ở ngôi trường này. Buổi đầu, các thầy cô vận động phụ huynh chuẩn bị cơm cho các em đem đến trường ăn trưa và ở lại học thêm Tiếng Việt. Rồi thầy cùng các giáo viên nơi đây kêu gọi các nhà hảo tâm giúp các em có bữa ăn trưa đầy đủ hơn.

Ông Đinh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cảm phục tấm lòng yêu thương học trò của thấy giáo Nguyễn Mai Trọng: "Trong thời gian qua, xã cũng được sự quan tâm của đồng chí Nguyễn Mai Trọng, qua các kênh thông tin, đồng chí Trọng đã kêu gọi được nhiều nhà hảo tâm, nhiều đơn vị và các nhà thiện nguyện đã đến trên địa bàn hỗ trợ cho các cháu. Qua đó góp phần giúp cho các học sinh đến trường ngày một đông hơn và chất lượng học tập ngày một tốt hơn."./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ rà soát các vấn đề xã hội đang bức xúc
Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ rà soát các vấn đề xã hội đang bức xúc

VOV.VN- Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Trong thời gian tới sẽ rà soát cụ thể hơn các vấn đề xã hội đang bức xúc, những vấn đề gây nút thắt phát triển giáo dục.

Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ rà soát các vấn đề xã hội đang bức xúc

Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ rà soát các vấn đề xã hội đang bức xúc

VOV.VN- Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Trong thời gian tới sẽ rà soát cụ thể hơn các vấn đề xã hội đang bức xúc, những vấn đề gây nút thắt phát triển giáo dục.

Nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành “con nhà người ta”
Nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành “con nhà người ta”

VOV.VN -Nhiều bậc cha mẹ bắt các cháu phải giỏi, giỏi toàn diện như "con nhà người ta" một cách quá sức, dẫn đến tâm lý hoang mang, hoảng sợ. 

Nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành “con nhà người ta”

Nhiều phụ huynh muốn con mình trở thành “con nhà người ta”

VOV.VN -Nhiều bậc cha mẹ bắt các cháu phải giỏi, giỏi toàn diện như "con nhà người ta" một cách quá sức, dẫn đến tâm lý hoang mang, hoảng sợ. 

Giáo viên nhiều bộ môn không thể sống được bằng nghề
Giáo viên nhiều bộ môn không thể sống được bằng nghề

VOV.VN- Giáo viên nhiều bộ môn, cấp học không thể sống được bằng nghề. Nhiều người thu nhập hơn 2,5 triệu đồng/tháng, không có khoản thu nào khác.

Giáo viên nhiều bộ môn không thể sống được bằng nghề

Giáo viên nhiều bộ môn không thể sống được bằng nghề

VOV.VN- Giáo viên nhiều bộ môn, cấp học không thể sống được bằng nghề. Nhiều người thu nhập hơn 2,5 triệu đồng/tháng, không có khoản thu nào khác.

Có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?
Có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?

VOV.VN -Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100% thì việc tổ chức kỳ thi không còn nhiều ý nghĩa. Phải thay đổi theo hướng nào?

Có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?

Có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?

VOV.VN -Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100% thì việc tổ chức kỳ thi không còn nhiều ý nghĩa. Phải thay đổi theo hướng nào?