Giáo viên Mù Sang nhọc nhằn mùa khát

VOV.VN -Thầy và trò vùng cao Mù Sang vẫn phải ngày đêm vật lộn với cái khát, chưa biết đến bao giờ mới hết nỗi cực nhọc mỗi khi mùa khô về...

Tháng 11 là thời điểm xã vùng  cao biên giới Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bước vào  mùa khát. Các thầy cô giáo và học sinh ở đây cứ ngày một buổi lên lớp,  buổi  còn lại  cắt cử nhau đi lấy nước về sinh hoạt, đảm bảo duy trì bếp ăn bán trú cho học sinh con em các dân tộc trong xã. Mùa khát với giáo viên và học sinh vùng cao Mù Sang với bao nỗi nhọc nhằn.

Hàng ngày thầy và trò trường Mù Sang phải giành cả buổi để đi lấy nước

Mó nước mà thầy cô giáo và học sinh trường Trung học cơ sở Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu  lấy nước về dùng hàng ngày nằm cách trường gần 2km đường rừng. Quãng đường không quá xa, nhưng lại khá dốc và hiểm trở. Sau mùa mưa, nhiều đoạn bị sạt lở, nên chỉ có các thầy giáo mới đảm nhận được phần việc này, vì nhiều khúc cua khó  xe máy đèo can to rất nguy hiểm.

Gọi là mó, nhưng thực ra chỉ là cái hố bằng nửa con bê con nằm, với một ít nước đục chảy  từ trên đồi cao xuống. Nước có mầu vàng nhợ,  mùi khăm khẳm của phân gia súc. Ấy vậy mà mó nước này có nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho cả bản và hàng trăm giáo viên, học sinh Mù Sang.

Mó nước của Mù Sang

Em Sùng A Chung, học sinh lớp 9, trường Trung học cơ sở Mù Sang cho biết: "
Chúng em thường phải đi bộ để lấy nước về để tắm, giặt và uống. Một ngày phải mất một buổi chiều mới lấy được nước. Em mong muốn ở trường có một cái bể thật to để lúc nào cũng có nước".

Gạn từng vụm nước vào can, thầy giáo Nguyễn Minh Đức, Trường trung học cơ sở Mù Sang  cho biết, để có nước sinh hoạt và đảm bảo duy trì bếp ăn bán trú cho gần 200 học sinh hàng ngày, các thầy cô giáo phải ra xếp hàng ở đây từ 5h sáng. Lóc cóc mỗi ngày lấy được 6 can nước. Việc chở nước về cũng quá khó khăn, vì nếu  tay lái non, hay yếu tim thì cả xe và người có thể lao xuống vực bất cứ lúc nào. Từ nay đến tháng 4  năm sau  là thời gian cao điểm khan nước.

Vật dụng nhiều nhất ở khu tập thể là những can to, chậu nhỏ để tích trữ nước


Thiếu nước đến nỗi thầy và trò phải ra… "nghị quyết" cấm tắm vào thời gian này, nếu không làm vậy thì không có nước để ăn. Việc dùng nước được thực hiện theo quy trình: Nước rửa mặt xong vo gạo, sau đó rửa thức ăn, rửa bát và cuối cùng dùng để tưới rau. Nỗi lo lớn nhất với thầy cô giáo là sức khỏe của học sinh, bởi các em thường mắc các bệnh về da và lây lan rất nhanh.

Giáo viên vùng cao Mù Sang hầu hết đều ở lại tập thể của trường. Trong mỗi phòng ở của thầy cô giáo vùng cao này, tài sản quý giá và được tích trữ nhiều nhất là những can to, chậu nhỏ để đựng nước. Điều các thầy, các cô nơi đây trăn trở là lo làm sao duy trì được bếp ăn cho học sinh bán trú vào những thời gian cao điểm mùa khô. Ngoài những vất vả trong năm học là duy trì sỹ số và vận động học sinh các dân tộc thiểu số đến trường, đến lớp, nỗi lo thiếu nước thường trực hàng ngày, hàng giờ.

Việc duy trì bếp ăn cho gần 200 học sinh bán trú vào mùa khát là nỗi lo thường trực của nhà trường


Thầy giáo Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Mù Sang cho biết: "Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhà trường được được xây một số bể nước, mỗi bể 30 khối. Bể nước đó cũng chỉ để dự trữ nước mưa, chứ không có nguồn nước nào khác, chủ yếu dùng để nấu ăn cho học sinh bán trú. Vào mùa đông trời chỉ có mưa phùn, đường trơn không đi chở được nước, nguồn nước vào bể cũng không có".

Chia sẻ khó khăn, Ngành giáo dục, đào tạo tỉnh Lai Châu đã đề nghị huyện Phong Thổ khảo sát thực địa để đưa nước từ xã Tung Qua Lìn bên cạnh về Mù Sang. Nhưng quãng đường quá xa, địa hình phức tạp nên kinh phí rất cao, dự kiến khoảng 22 tỉ đồng. Vì vậy, kế hoạch đưa nước về đây vẫn chưa thể thực hiện được. Điều này đồng nghĩa với việc thầy và trò vùng cao Mù Sang vẫn phải ngày đêm vật lộn với cái khát, chưa biết đến bao giờ mới hết nỗi cực nhọc  mỗi khi mùa khô về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…
Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội.  

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Các thầy cô giáo phải làm được 3 nhiệm vụ…

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong buổi lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Việt Đức, Hà Nội.  

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?
Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

Tặng hoa thầy cô nhân ngày 20/11: Có nên cấm?

(VOV) - Những bó hoa tươi thắm đẹp đẽ, đầy ý nghĩa luôn là lời cảm ơn tốt đẹp nhất đến thầy cô nhân ngày 20/11...

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường
Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

(VOV) - Những giai điệu sâu lắng, xúc động là tình cảm dành cho các thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

Những bài ca xúc động về thầy cô và mái trường

(VOV) - Những giai điệu sâu lắng, xúc động là tình cảm dành cho các thầy cô giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị
Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

VOV.VN - Mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

Chủ tịch nước: Thầy cô giáo phải có phẩm chất chính trị

VOV.VN - Mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Đền thờ thầy cô cổ nhất Việt Nam
Đền thờ thầy cô cổ nhất Việt Nam

Những chứng tích còn lại cho thấy, đây là ngôi đền thờ thầy giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở nước ta, tương truyền dạy dỗ các con Vua Hùng.

Đền thờ thầy cô cổ nhất Việt Nam

Đền thờ thầy cô cổ nhất Việt Nam

Những chứng tích còn lại cho thấy, đây là ngôi đền thờ thầy giáo, tôn vinh sự học cổ nhất ở nước ta, tương truyền dạy dỗ các con Vua Hùng.

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?
Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

(VOV) - Quan trọng nhất lúc này là cha mẹ em V hãy làm bạn của con, làm cho em nhận thức được những việc mình đã làm...

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

Nữ sinh xúc phạm thầy cô trên facebook: Cha mẹ em đâu?

(VOV) - Quan trọng nhất lúc này là cha mẹ em V hãy làm bạn của con, làm cho em nhận thức được những việc mình đã làm...

Thầy cô là tấm gương cho học sinh
Thầy cô là tấm gương cho học sinh

Trong môi trường mô phạm, trước mặt học sinh, các thầy cô nên có những hành động và lời nói một cách đúng mực  

Thầy cô là tấm gương cho học sinh

Thầy cô là tấm gương cho học sinh

Trong môi trường mô phạm, trước mặt học sinh, các thầy cô nên có những hành động và lời nói một cách đúng mực  

Hoa tặng thầy cô vùng lũ
Hoa tặng thầy cô vùng lũ

Đây đó ở vùng lũ vẫn còn những ngôi trường chưa lành lặn, thầy giáo cô giáo vẫn chưa hết vất vả. Ngày 20/11 thiếu hoa tươi. Nhưng đổi lại, cứ mỗi gương mặt học trò đến lớp trong những ngày này là một bông hoa đẹp.

Hoa tặng thầy cô vùng lũ

Hoa tặng thầy cô vùng lũ

Đây đó ở vùng lũ vẫn còn những ngôi trường chưa lành lặn, thầy giáo cô giáo vẫn chưa hết vất vả. Ngày 20/11 thiếu hoa tươi. Nhưng đổi lại, cứ mỗi gương mặt học trò đến lớp trong những ngày này là một bông hoa đẹp.

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ
Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

(VOV) - Tại Trường dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, các thầy cô như những người cha mẹ, chỉ dạy các em nhiều điều trong cuộc sống.

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

Ngôi trường nơi thầy cô không ngày nghỉ

(VOV) - Tại Trường dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum, các thầy cô như những người cha mẹ, chỉ dạy các em nhiều điều trong cuộc sống.

Nét đẹp ngày Tết thầy cô
Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Dân gian ta có câu “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Câu nói ấy đã đi sâu vào tiềm thức của từng thế hệ.  

Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Nét đẹp ngày Tết thầy cô

Dân gian ta có câu “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Câu nói ấy đã đi sâu vào tiềm thức của từng thế hệ.  

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”
“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

(VOV) -Không có danh mục thiết bị cũng như hạn chế về kiến thức công nghệ khiến các giáo viên lúng túng trong kiểm soát.

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

“Thầy cô băn khoăn khi thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình”

(VOV) -Không có danh mục thiết bị cũng như hạn chế về kiến thức công nghệ khiến các giáo viên lúng túng trong kiểm soát.

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục
Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11
Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

GVOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi lời chúc đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức ngành GD

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

Bộ trưởng GD-ĐT chúc mừng thầy cô giáo ngày 20/11

GVOV.VN - Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận gửi lời chúc đến các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công chức ngành GD