GS Mỹ, Nhật Bản góp ý chuyển đổi mô hình giáo dục ở Việt Nam

VOV.VN -Mô hình giáo dục Việt Nam cần được chuyển đổi mạnh mẽ sang học thật, thi thật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mô hình  giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21 cần được chuyển đổi mạnh mẽ. Đó là nhận định của Giáo sư Dennis Shirley, Chủ nhiệm khoa Sư phạm, Đại học Boston, Mỹ khi trả lời phỏng vấn báo Điện tử VOV tại Hội thảo “Chuyển đổi mô hình giáo dục trong thế kỷ 21” do Hệ thống giáo dục Vinschool vừa tổ chức tại Hà Nội.

Giáo viên sẽ là nhân tố thay đổi nền giáo dục

Từng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu toàn diện về đào tạo giáo viên và là diễn ra chuyên sâu về chủ đề xu hướng giáo dục hiện đại, Giáo sư Dennis Shirley cho rằng, đổi mới giáo dục không chỉ là mối quan tâm lớn của Việt Nam - một đất nước đang phát triển, có nhu cầu cấp thiết về nâng cao năng suất lao động, mà còn là vấn đề có quy mô toàn cầu.

Giáo sư Dennis Shirley

Khác với những nước có nền giáo dục trong khu vực châu Á và nhiều nước trên thế giới, hiện nay, giáo dục Việt Nam vẫn còn đang mang coi trọng yếu tố thi cử, khoa bảng, bằng cấp. Yếu tố này đã hình thành từ trong nhận thức của người dân từ nhiều thế hệ nên không dễ dàng thay đổi một sớm một chiều.

Vì vậy, trong quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục, Việt Nam cần có chiến lược tuyên truyền thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý, người dân, phụ huynh và học sinh về việc học thật, thi thật.

Trong quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục, đào tạo con người đáp ứng đầy đủ trình độ, kỹ năng, vai trò của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giáo viên không phải chỉ là người dẫn đường, chỉ lối cho học sinh qua đường mà còn phải là trụ cột chính để vực dậy nền giáo dục. Trong quá trình truyền tải kiến thức cho học trò, thầy, cô giáo không còn chỉ là người đứng lớp giảng bài nữa mà còn phải chủ động tìm tòi kiến thức tiến bộ nhất của thế giới để giảng dạy học sinh. Người giáo viên trong thế kỷ 21 không còn là người bị động do nhà trường sắp đặt, bố trí giảng dạy nữa mà phải là người có đầy đủ lòng nhiệt huyết với học trò, không ngừng học hỏi, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

Theo Giáo sư Dennis Shirley, một đất nước muốn có đội ngũ nhà giáo giỏi, chuyên tâm với nghề thì phải có những chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài. Ở Mỹ hay nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến khác rất coi trọng đào tạo, thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm nên đã thu hút một lượng lớn giáo sư, tiến sĩ tham gia giảng dạy ở các tất cả các cấp học.

Ở Việt Nam đã và đang có nhiều cải tiến, đổi mới chất lượng giáo dục và thu hút nhân tài. Tuy nhiên, so với nhiều nước trên thế giới, việc thu hút người giỏi vào ngành Sư phạm chưa được khả quan. Nguyên nhân có thể do những khó khăn về kinh tế hay từ chính sách đãi ngộ…

Theo Giáo sư Dennis Shirley, nếu giải quyết được vấn đề trên, chắc chắn Việt Nam sẽ có được những người thật sự giỏi vào ngành Sư phạm- nhân tố quan trọng để vực dậy nền giáo dục.

Định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam còn yếu

Đến từ Đất nước Mặt trời mọc, Giáo sư, Tiến sĩ Yosida Kazuhiro, Giám đốc viện Hợp tác quốc tế giáo dục, Đại học Hiroshima, Nhật Bản cho rằng, Việt Nam cần có định hướng rõ ràng cho công dân trong việc xác định nghề nghiệp phù hợp với khả năng ngay từ khi người đó chỉ là học sinh Tiểu học.

Giáo sư, Tiến sĩ Yosida Kazuhiro

Người dân Việt Nam quá coi trọng bằng cấp. Đa phần phụ huynh đều muốn con em mình khi tốt nghiệp THPT là phải vào được ĐH, CĐ. Họ chưa quen hay không chịu vào các trường dạy nghề. Sự mất cân bằng trong giáo dục ĐH và các trường dạy nghề đã khiến cho tình trạng sinh viên Việt Nam tốt nghiệp rất nhiều nhưng khó xin được việc làm. Trong khi đó, lao động có tay nghề cao lại thiếu.

Giáo sư, Tiến sĩ Yosida Kazuhiro cho biết, ở nhiều nước như CHLB Đức hay Nhật Bản, việc định hướng nghề nghiệp cho công dân được xác định rất cụ thể. Học sinh học hết Tiểu học hay THCS là được nhà trường định hướng cho các em những nghề nghiệp phù hợp với khả năng, trình độ, chứ không phải là bắt buộc học hết THPT mới được học nghề.

Nếu học sinh nào tốt nghiệp THPT mà muốn học lên ĐH, CĐ thì được nhà trường hướng dẫn chi tiết đăng ký vào những trường nào phù hợp với sở trường và khả năng của các em. Ngoài ra, những học sinh nào không thích học ĐH, CĐ thì có thể chuyển sang học nghề hay làm những việc phù hợp với khả năng.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Yosida Kazuhiro, trong quá trình chuyển đổi mô hình giáo dục, Việt Nam nên thay đổi nhận thức của người dân từ việc học tập là phải vào ĐH, CĐ sang học tập để có nghề nghiệp. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nên được nhà trường thực hiện từ cấp Tiểu học, THCS và không nhất thiết yêu cầu các em phải có bằng tốt nghiệp THPT.

Trong đào tạo nguồn nhân lực ở các trường từ trung cấp dạy nghề lên đến ĐH, CĐ, phải chú trọng đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng chất lượng cao để họ có thể làm việc ở bất cứ đâu, từ trong nước hay đi lao động ở khắp nơi trên thế giới.

Giáo sư, Tiến sĩ Yosida Kazuhiro nhấn mạnh, kiến thức và kỹ năng mà nguồn nhân lực Việt Nam có được không chỉ trong sách vở mà còn là ở sự tự học hỏi, tiếp cận với nền khoa học, công nghệ tiến tiến trên thế giới cũng như những trải nghiệm trong quá trình thực hành thường xuyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đỗ tốt nghiệp THPT 100%: Bộ GD-ĐT lên tiếng
Đỗ tốt nghiệp THPT 100%: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quản lý điểm và đánh giá học sinh bằng phần mềm và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm.

Đỗ tốt nghiệp THPT 100%: Bộ GD-ĐT lên tiếng

Đỗ tốt nghiệp THPT 100%: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quản lý điểm và đánh giá học sinh bằng phần mềm và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm.

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?
Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, chi phí cho chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 - 8 phần việc khác.

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, chi phí cho chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 - 8 phần việc khác.

Dạy Văn theo hướng “mở”, nhiều giáo viên e ngại
Dạy Văn theo hướng “mở”, nhiều giáo viên e ngại

VOV.VN -Dạy học và ra đề Văn theo hướng “mở” sẽ phát huy năng lực sáng tạo, tư duy của học sinh. Thế nhưng, điều này không hề dễ...

Dạy Văn theo hướng “mở”, nhiều giáo viên e ngại

Dạy Văn theo hướng “mở”, nhiều giáo viên e ngại

VOV.VN -Dạy học và ra đề Văn theo hướng “mở” sẽ phát huy năng lực sáng tạo, tư duy của học sinh. Thế nhưng, điều này không hề dễ...

Bộ Giáo dục hướng dẫn cách ra đề và làm bài thi Ngữ văn
Bộ Giáo dục hướng dẫn cách ra đề và làm bài thi Ngữ văn

VOV.VN - Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014.

Bộ Giáo dục hướng dẫn cách ra đề và làm bài thi Ngữ văn

Bộ Giáo dục hướng dẫn cách ra đề và làm bài thi Ngữ văn

VOV.VN - Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2014.

Giáo sư Việt ở nước ngoài bàn về "đóng, mở" ngành đào tạo ĐH
Giáo sư Việt ở nước ngoài bàn về "đóng, mở" ngành đào tạo ĐH

VOV.VN - “Việc áp dụng quy định 1 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ đối với các ngành đặc thù có thể sẽ trở thành sự máy móc, thiếu thực tế”

Giáo sư Việt ở nước ngoài bàn về "đóng, mở" ngành đào tạo ĐH

Giáo sư Việt ở nước ngoài bàn về "đóng, mở" ngành đào tạo ĐH

VOV.VN - “Việc áp dụng quy định 1 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ đối với các ngành đặc thù có thể sẽ trở thành sự máy móc, thiếu thực tế”