Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều thiếu giáo viên, cần cơ chế đặc thù để gỡ khó

VOV.VN - Hầu hết các trường tại Tuyên Quang đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên - một bất cập trong công tác giáo dục của tỉnh từ nhiều năm qua. Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tại tỉnh Tuyên Quang.

Hầu hết các trường đều thiếu giáo viên dạy chương trình mới

Là một trong những địa phương thời gian qua kiểm soát tốt được dịch Covid-19, nên từ đầu năm học 2021-2022 đến nay, Tuyên Quang tổ chức dạy học trực tiếp được cho tất cả học sinh các khối lớp.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD-ĐT Tuyên Quang) cho biết, thời gian đầu áp dụng Chương trình GDPT mới, một số đơn vị còn lúng túng trong quá trình thực hiện. Sở GD-ĐT thông qua Tổ Tư vấn Chuyên môn GDPT đã họp thống nhất để hiểu đúng chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Các nhà trường có cán bộ quản lý, giáo viên tham gia Tổ tư vấn triển khai thực tế tại đơn vị mình, từ đó rút ra những khó khó khăn, vướng mắc và đưa ra Tổ họp bàn bạc, thống nhất cách làm phù hợp. Từ các bài học thực tế đó, Tổ Tư vấn chuyên môn đã hỗ trợ các trường giải quyết những khó khăn. 

Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho biết, việc triển khai Chương trình GDPT 2018 ở lớp 1, lớp 2 cơ bản thuận lợi nhưng với lớp 6 thì thời gian đầu có một số lúng túng trong tổ chức dạy môn học mới Khoa học Tự nhiên, Lịch sử - Địa Lý, Nghệ thuật. Lý do là hầu hết các nhà trường đều gặp khó khăn do thiếu giáo viên - một bất cập trong công tác giáo dục của Tuyên Quang nhiều năm qua. Việc sắp xếp đội ngũ để dạy môn học mới, do đó gặp trở ngại, giáo viên phải dạy theo từng phân môn.

Đầu năm học, trường THCS này tổ chức dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo cách “chạy” song song các chủ đề và thử nghiệm một lớp dạy tuần tự chủ đề theo logic trong chương trình môn học. Thực tế triển khai, thấy học sinh học theo logic tuyến tính dễ tiếp thu hơn; trường THCS An Tường dự kiến thời gian tới sẽ điều chỉnh lại kế hoạch dạy học để các lớp 6 khác đều dạy học Khoa học tự nhiên theo tuần tự chủ đề trong sách giáo khoa.

Cần tháo gỡ bài toán thiếu giáo viên

Đánh giá cao việc triển khai Chương trình GDPT mới và Chương trình GDPT 2006 của ngành Giáo dục Tuyên Quang đã khoa học, bài bản, bước đầu có chất lượng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị tiếp tục phát huy những điểm tích cực. Những khó khăn về đội ngũ đã tồn tại từ lâu, Sở GD-ĐT cần tham mưu chính quyền địa phương để có giải pháp tháo gỡ. Trước mắt, cần hợp đồng giáo viên để giải quyết câu chuyện thiếu nhân lực cho các nhà trường. Về lâu dài, Sở GD-ĐT Tuyên Quang cần xin cơ chế đặc thù để được tuyển đủ đội ngũ so với định mức cần thiết hiện nay. Ở góc độ quản lý nhà nước, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ, đề nghị báo cáo Chính phủ bổ sung hơn 94.700 biên chế trong giai đoạn 2021-2025, để giải quyết khó khăn vì thiếu giáo viên cho các tỉnh thành.

Thời gian tiếp theo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị ngành Giáo dục Tuyên Quang tiếp tục nâng cao nhận thức về đổi mới GDPT cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên; bởi, mọi sự đổi mới suy cho cùng đều bắt đầu từ nhận thức.

Đối với việc thực hiện Chương trình GDPT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu ngành Giáo dục Tuyên Quang cần tiếp tục làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ. Làm thế nào để thầy cô không bỡ ngỡ, lúng túng khi thực hiện Chương trình GDPT 2018. Việc thành lập Tổ Tư vấn chuyên môn GDPT của Sở GD-ĐT Tuyên Quang, được Thứ trưởng hoan nghênh và yêu cầu phát huy hơn nữa, đặc biệt trong trợ giúp các nhà trường khi thực hiện môn Khoa học tự nhiên lớp 6-lớp đầu tiên của cấp THCS dạy học theo Chương trình GDPT 2018. Hiện nay, một số trường THCS ở Tuyên Quang đang dạy song song các chủ đề của môn tích hợp này. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng “bất khả kháng mới làm, còn tốt nhất vẫn là dạy theo logic tuyến tính của chương trình để đảm bảo tính khoa học”.

“Đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong điều kiện bình thường đã khó, đổi mới trong điều kiện có dịch còn nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù ở hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn cố gắng kiên trì mục tiêu chất lượng. Phải làm sao để học sinh được học trong môi trường có chất lượng và học một cách tử tế”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói, đề nghị từng cán bộ, nhà giáo nâng cao ý thức trách nhiệm vì học sinh thân yêu.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh, năm học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Tuyên Quang là một trong những địa phương “may mắn” có thể cho học sinh trực tiếp đến trường, nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong phòng dịch. Các nhà trường cần nghiêm túc thực hện nguyên tắc “5k cộng vaccine” để đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Khi học sinh vẫn được học trực tiếp, cơ sở giáo dục cần tranh thủ thời gian “vàng” để nâng cao chất lượng dạy học, giúp các em tiếp cận chương trình một cách tốt nhất, và sẵn sàng chuyển hướng khi cần thiết. Để làm được điều này cũng như thực hiện được mục tiêu hoàn thành chương trình GDPT đúng kế hoạch, thì việc dạy học trực tuyến cần được chủ động, linh hoạt triển khai. “Đây không còn là giải pháp tình thế và vùng xanh cũng có thể dạy học trực tuyến để bổ trợ cho dạy học trực tiếp, để khi cần là chuyển trạng thái được”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học
Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non
Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

VOV.VN - Vào đầu năm học mới 2021-2022, tỉnh Tiền Giang thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non.

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

Tiền Giang khắc phục tình trạng thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non

VOV.VN - Vào đầu năm học mới 2021-2022, tỉnh Tiền Giang thiếu gần 1.000 giáo viên mầm non.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

Đến năm 2030, cả nước cần khoảng 9.000 giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ dạy tiếng dân tộc thiểu số hiện nay còn thiếu về số lượng, chưa đồng đều về chất lượng, nhiều thầy cô được đào tạo theo hệ 7+ hoặc 9+.