Hôm nay, Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ

VOV.VN - Việc tính điểm sàn năm nay dựa trên mức độ của đề thi và phổ điểm trung bình 3 môn thi của thí sinh.

Hôm nay (8/8), Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 họp để đưa ra kết luận chính thức về điểm sàn xét tuyển đối với từng khối thi A, A1, B, C, D.

Sau khi có kết quả điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ căn cứ vào đó để lấy điểm chuẩn xét tuyển vào trường cũng như đưa ra mức điểm chuẩn vào các khoa.

 
 Thí sinh xem lại đề sau khi kết thúc môn thi trong kỳ thi ĐH năm 2013

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: Thực tế cho thấy, trong những năm qua, điểm sàn mà Bộ GD-ĐT đưa ra sau kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đã có những bất cập về việc dịch chuyển thí sinh từ vùng này sang vùng khác bị chênh lệch, nhiều thí sinh có điểm thi trên mức điểm sàn không chọn lựa học những trường ở các địa phương, trường ĐH, CĐ mới mở.

Mặc dù, số lượng thí sinh có số điểm trên điểm sàn rất đông nhưng nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập hoặc những trường uy tín mà có ngành đang cần tuyển vẫn rất khó khăn trong công tác tuyển sinh. Vì vậy, việc xác định điểm sàn năm nay sẽ xét tới giải quyết những bất cập trên. Tuy nhiên, điểm sàn được điều chỉnh vẫn phải đặt ra yêu cầu đối với các trường ĐH, CĐ nâng cao chất lượng đào tạo là chính.

Việc tính điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ năm nay dựa trên mức độ của đề thi và phổ điểm trung bình 3 môn thi của thí sinh. Mức điểm sàn cũng sẽ lấy tiêu chí đảm bảo chất lượng nguồn thí sinh đầu vào nhưng cũng sẽ tạo điều kiện để các trường ĐH, CĐ ngoài công lập có thể xét tuyển được thí sinh vào trường.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng khẳng định, mức điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ năm nay không có sự phân biệt giữa trường ĐH, CĐ công lập và trường ngoài công lập, trường tốp trên với trường tốp dưới.

Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), phương án điểm sàn sẽ được tính toán dựa trên kết quả thống kê, phân tích dữ liệu điểm thi năm 2013; dựa trên các nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của quy chế, đảm bảo chất lượng đầu vào và đảm bảo cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội.

Điểm sàn cũng sẽ được tính toán để vừa đảm bảo nguồn tuyển tối ưu cho các trường, vừa đáp ứng thí sinh có đủ năng lực theo học ĐH, CĐ.
 
Căn cứ vào điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định điểm trúng tuyển và xét tuyển. Điểm trúng tuyển chưa nhân hệ số và không được thấp hơn điểm sàn. Sau đó, trường thông báo điểm trúng tuyển cho thí sinh dự thi và có nguyện vọng học tại trường. Thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được xét tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề thi chung.

Năm nay, các trường tổ chức thi sẽ gửi mỗi thí sinh 3 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH hoặc CĐ có đóng dấu đỏ cho thí sinh không trúng tuyển vào trường, nhưng có kết quả từ điểm sàn trở lên và phiếu báo điểm cho thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn.

Sau khi xét tuyển đối với thí sinh dự thi và có nguyện vọng học tại trường, nếu còn chỉ tiêu xét tuyển, các trường thông báo điều kiện nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển (mức điểm nhận hồ sơ, chỉ tiêu xét tuyển, điều kiện tuyển), trên các phương tiện thông tin đại chúng và báo cáo về Bộ GD&ĐT. Thời hạn xét tuyển sẽ bắt đầu từ ngày 20/8/2013 và kết thúc ngày 30/10/2013.

Năm 2012, điểm sàn ĐH với khối A và A1 là 13 điểm; khối B: 14 điểm; khối C: 14,5 điểm và khối D là 13,5 điểm. Điểm sàn các khối tương ứng hệ CĐ thấp hơn điểm sàn ĐH là 3 điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngày mai (8/8), Bộ GD-ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học
Ngày mai (8/8), Bộ GD-ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, điểm sàn năm nay dự kiến sẽ là 13 - 14,5 điểm, cao hơn năm 2011 là 0,5 điểm

Ngày mai (8/8), Bộ GD-ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học

Ngày mai (8/8), Bộ GD-ĐT sẽ công bố điểm sàn đại học

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, điểm sàn năm nay dự kiến sẽ là 13 - 14,5 điểm, cao hơn năm 2011 là 0,5 điểm

Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT
Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT

(VOV) -Trong khi dư luận phản đối phương án “hai điểm sàn” thì Bộ GD-ĐT cho rằng dư luận đang hiểu sai.

Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT

Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT

(VOV) -Trong khi dư luận phản đối phương án “hai điểm sàn” thì Bộ GD-ĐT cho rằng dư luận đang hiểu sai.

Điểm sàn và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Điểm sàn và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Để đảm bảo đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, cần kiểm soát tốt hơn nữa đầu vào tuyển sinh cao đẳng đại học

Điểm sàn và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Điểm sàn và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

Để đảm bảo đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho đất nước, cần kiểm soát tốt hơn nữa đầu vào tuyển sinh cao đẳng đại học

Ổn định điểm sàn - bảo đảm chất lượng đầu vào
Ổn định điểm sàn - bảo đảm chất lượng đầu vào

Nhờ có “điểm sàn” và thước đo “ba chung”, mà 10 năm qua, chất lượng “đầu vào” của các trường đã được xác lập

Ổn định điểm sàn - bảo đảm chất lượng đầu vào

Ổn định điểm sàn - bảo đảm chất lượng đầu vào

Nhờ có “điểm sàn” và thước đo “ba chung”, mà 10 năm qua, chất lượng “đầu vào” của các trường đã được xác lập

Điều chỉnh điểm sàn: Trường ĐH ngoài công lập chớ vội mừng!
Điều chỉnh điểm sàn: Trường ĐH ngoài công lập chớ vội mừng!

(VOV) -Mặc dù có thể thay đổi điểm sàn nhưng Bộ GD-ĐT luôn khuyến nghị các trường ĐH, CĐ nâng cao chất lượng đào tạo.

Điều chỉnh điểm sàn: Trường ĐH ngoài công lập chớ vội mừng!

Điều chỉnh điểm sàn: Trường ĐH ngoài công lập chớ vội mừng!

(VOV) -Mặc dù có thể thay đổi điểm sàn nhưng Bộ GD-ĐT luôn khuyến nghị các trường ĐH, CĐ nâng cao chất lượng đào tạo.

Hạ điểm sàn có “cứu” được trường ĐH ngoài công lập?
Hạ điểm sàn có “cứu” được trường ĐH ngoài công lập?

VOV.VN -Yếu tố quan trọng để các trường ĐH, CĐ tồn tại và có được uy tín với người học chính là chất lượng đào tạo.

Hạ điểm sàn có “cứu” được trường ĐH ngoài công lập?

Hạ điểm sàn có “cứu” được trường ĐH ngoài công lập?

VOV.VN -Yếu tố quan trọng để các trường ĐH, CĐ tồn tại và có được uy tín với người học chính là chất lượng đào tạo.