Nhiều trường tại Hà Nội "tắt" chế độ học trực tiếp, quay về trực tuyến

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều trường học tại Hà Nội đã thông báo dừng học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cho biết, sau hơn 2 tuần tổ chức dạy học trực tiếp, toàn trường đã có hơn 20 giáo viên và 30% học sinh là F0, F1 đang phải cách ly tại nhà. Một số lớp chỉ còn lại vài em đủ điều kiện đi học trực tiếp. Nhận thấy tính kém hiệu quả và thiếu an toàn trong công tác dạy kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến khi số học sinh mắc Covid-19 ngày càng tăng nhanh, trường THCS-THPT Lương Thế Vinh đã chuyển sang dạy và học trực tuyến 100% từ ngày 28/2.

Thầy Nguyễn Quốc Bình cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, việc quy định dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch tại từng vùng chỉ mang tính tương đối. Với những địa phương có số ca mắc Covid-19 đang rất cao như Hà Nội nên có chủ trương giao quyền chủ động cho các trường, linh hoạt lựa chọn phương thức dạy học phù hợp nhất dựa trên tình hình thực tế. Theo đó, hiệu trưởng là người quyết định phương thức dạy học và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng vừa thông báo toàn trường chuyển sang hình thức học trực tuyến từ ngày 28/2-13/3 để phòng chống dịch bệnh. Nhà trường cũng đề nghị tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tiếp tục tuân thủ thông điệp 5K khi dạy học trực tuyến, đề nghị các bậc cha mẹ học sinh phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi trường hợp học sinh thuộc diện F0, F1 hàng ngày, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp về việc quản lý học sinh học tập tại nhà, đảm bảo chuyên cần và ý thức học tập nghiêm túc.

Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng cho biết, toàn bộ học sinh từ khối lớp 7 đến khối 12 tại cơ sở Mỹ Đình đã chuyển sang học trực tuyến tại nhà từ ngày 28/2 đến hết ngày 5/3. Theo thầy Khang, phường Mỹ Đình 1 đang thuộc vùng dịch cấp độ 3, do đó trường buộc phải tạm dừng dạy học trực tiếp để đảm bảo an toàn cho học sinh. Nhà trường sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của dịch bệnh để thông báo kế hoạch dạy học sau ngày 5/3.

Tương tự, học sinh trường THCS Lê Ngọc Hân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chuyển sang học trực tuyến từ ngày 28/2-5/3 do số giáo viên, học sinh thuộc diện F0, F1 tăng mạnh. Để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng dạy học cho học sinh, trường quyết định chuyển sang dạy học trực tuyến.

Thầy Nguyễn Thế Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện trường có 9/46 lớp chuyển sang học trực tuyến hoàn toàn do số lượng học sinh diện F0, F1 chiếm đa số.

“Dịch bệnh diễn biến phức tạp, song việc đưa học sinh đến trường là điều cần thiết. Tuy nhiên nếu áp dụng một hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp với toàn trường sẽ rất cứng nhắc. Do đó chúng tôi thường xuyên khảo sát sĩ số các lớp, nắm bắt tình hình sức khỏe của học sinh, những lớp có tỷ lệ học sinh diện F0, F1 cao sẽ chuyển sang học trực tuyến trong vòng 7 ngày. Đến ngày thứ 6, giáo viên chủ nhiệm các lớp có nhiệm vụ thống kê số học sinh đủ điều kiện sức khỏe đi học trở lại. Phần lớn sau khoảng 7 ngày các em thuộc diện F1 đã có thể xác định được mình an toàn hay chưa, những học sinh F0 chưa khỏi bệnh sẽ tiếp tục học trực tuyến, tuy nhiên số lượng này không nhiều. Với cách làm này, số lượng các lớp chuyển sang học online biến động theo từng ngày”, thầy Hưng cho biết.

Theo Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, để tổ chức dạy học trong bối cảnh hiện nay cần sự linh hoạt, thích ứng rất lớn từ các trường: “Chúng tôi vẫn vừa làm vừa nghĩ giải pháp tối ưu nhất phù hợp với thực tế”.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 27/2, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp tại trường sang hình thức học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã đề nghị các trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường THPT; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch ở cấp độ 3 thì cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến từ ngày 28/2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh báo bùng phát dịch Covid-19 trong trường học ở Cà Mau
Cảnh báo bùng phát dịch Covid-19 trong trường học ở Cà Mau

VOV.VN - Những ngày gần đây số ca mắc Covid-19 của tỉnh Cà Mau tăng trở lại, trong đó xuất hiện nhiều ca nhiễm trong trường học. UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường phòng chống dịch, đặc biệt, trong các trường học.

Cảnh báo bùng phát dịch Covid-19 trong trường học ở Cà Mau

Cảnh báo bùng phát dịch Covid-19 trong trường học ở Cà Mau

VOV.VN - Những ngày gần đây số ca mắc Covid-19 của tỉnh Cà Mau tăng trở lại, trong đó xuất hiện nhiều ca nhiễm trong trường học. UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường phòng chống dịch, đặc biệt, trong các trường học.

Nhiều trường ĐH "top" đầu khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ
Nhiều trường ĐH "top" đầu khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ

VOV.VN - Năm 2022, nhiều trường thuộc nhóm ngành kinh tế có xu hướng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, chú trọng năng lực ngoại ngữ đồng thời mở thêm nhiều ngành mới liên quan tới kinh tế số, CNTT...

Nhiều trường ĐH "top" đầu khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ

Nhiều trường ĐH "top" đầu khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ

VOV.VN - Năm 2022, nhiều trường thuộc nhóm ngành kinh tế có xu hướng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, chú trọng năng lực ngoại ngữ đồng thời mở thêm nhiều ngành mới liên quan tới kinh tế số, CNTT...

Từ 28/2, học sinh lớp 1-6 ở các huyện ngoại thành Hà Nội dừng học trực tiếp
Từ 28/2, học sinh lớp 1-6 ở các huyện ngoại thành Hà Nội dừng học trực tiếp

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất của Sở GD-ĐT về việc cho học sinh từ lớp 1-6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp sang học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 28/2.

Từ 28/2, học sinh lớp 1-6 ở các huyện ngoại thành Hà Nội dừng học trực tiếp

Từ 28/2, học sinh lớp 1-6 ở các huyện ngoại thành Hà Nội dừng học trực tiếp

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất của Sở GD-ĐT về việc cho học sinh từ lớp 1-6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp sang học trực tuyến để phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 28/2.

Tranh luận chữ "P" trong SGK lớp 1: Không dạy riêng chữ P học sinh lúng túng khi ghép âm
Tranh luận chữ "P" trong SGK lớp 1: Không dạy riêng chữ P học sinh lúng túng khi ghép âm

VOV.VN - Một số giáo viên cho rằng trong sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống chữ P đi rất lướt, giáo viên phải tự tìm hiểu và mở rộng để dạy. Nếu chỉ học bảng chữ cái, không học riêng chữ P thì học sinh sẽ lúng túng ghi ghép âm để đọc.

Tranh luận chữ "P" trong SGK lớp 1: Không dạy riêng chữ P học sinh lúng túng khi ghép âm

Tranh luận chữ "P" trong SGK lớp 1: Không dạy riêng chữ P học sinh lúng túng khi ghép âm

VOV.VN - Một số giáo viên cho rằng trong sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống chữ P đi rất lướt, giáo viên phải tự tìm hiểu và mở rộng để dạy. Nếu chỉ học bảng chữ cái, không học riêng chữ P thì học sinh sẽ lúng túng ghi ghép âm để đọc.