Tại sao công chức bỏ tiền tỷ để “chống trượt” Cao học?

VOV.VN- Phải chăng, tấm bằng Cao học đối với họ là để dày thêm tập hồ sơ cán bộ, thêm chút tiêu chuẩn về để có thể tiến gần hơn đến chiếc ghế cao hơn!

Vụ 40 học viên ở tỉnh Thanh Hóa nộp hơn 1 tỷ đồng để "chống trượt" trong cuộc thi đầu vào lớp Cao học ngành Quản lý kinh tế do trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thêm một lần gây bức xúc dư luận về tình trạng gian lận trong thi cử và nạn sính bằng cấp trong quá trình tuyển dụng, bố trí cán bộ công chức. Sự việc cho thấy đã đến lúc báo động về sự sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước.

Vụ việc chắc sẽ không ai biết, nếu những cán bộ ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh Hóa dùng hơn 1 tỷ đồng để “ chống trượt” thành công cho 40 học viên đã nộp tiền như học đã hứa. Tiếc tiền bỏ ra mà vẫn không đỗ cao học nên 37 người đã đến trung tâm đòi lại. Vụ chạy chọt bất thành đã gây ồn ào dư luận, cơ quan chức năng đã vào cuộc, 3 cán bộ sai phạm ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Hóa đã bị kỷ luật, chuyển công tác khác.

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Thanh Hóa, nơi xảy ra sai phạm nghiêm trọng (ảnh: giaoduc.net)

Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm là cần đánh giá đúng tính chất, mức độ của hành vi sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để. Bởi đây đâu phải là chuyện đồng quà tấm bánh mang tính xã giao, động viên các giám thị, giám khảo không quản đường xa vất vả về tận địa phương tổ chức lớp học, giúp cán bộ cơ sở có cơ hội học tập nâng cao trình độ. Mà với số tiền hơn 1 tỷ đồng này nếu đưa trót lọt thì có lẽ, số người đỗ cao học sẽ cao hơn rất nhiều. Và đó, thực sự là một cuộc đổi chác, hay chính xác hơn là một vụ đưa và nhận hối lộ trong thi cử.        

Từ vụ "chống trượt" bất thành này, nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao những người tổ chức lớp Cao học này ở Thanh Hóa lại nghĩ ra cách thu tiền tập thể của học viên để “chạy chọt ” với đơn vị liên kết nhằm đảm bảo ai nộp tiền người ấy sẽ đỗ? Không nói thì ai cũng hiểu, vụ “chống trượt” nếu trót lọt, sẽ mang lại một món lợi vật chất không nhỏ cho những người đưa và nhận tiền bôi trơn.      

Giả sử học cao học là điều kiện bắt buộc để người lao động có thể tìm một việc làm nuôi sống bản thân thì việc họ cố tìm cách nọ cách kia để trúng tuyển, cũng đành một nhẽ! Đằng này, 40 người nộp tiền “chống trượt” cao học ở Thanh Hóa vừa rồi đều đã có việc làm, thu nhập ổn định. Trong đó, có 29 người là cán bộ công chức đang làm việc tại các huyện, thị, Sở, ngành trong tỉnh. Vì sao họ phải chung chi để "chống trượt" Cao học với số tiền nhiều gấp mấy lần tiền lương hằng tháng, nhất là những người đang công tác ở miền núi. Phải chăng, tấm bằng Cao học đối với họ chỉ là để dày thêm tập hồ sơ cán bộ, thêm chút tiêu chuẩn về bằng cấp để có thể tiến gần hơn đến chiếc ghế cao hơn?  Bởi nhiều người trong danh số này thuộc diện quy hoạch cán bộ nguồn, nay mai sẽ nắm giữ vị trí lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước.

Vụ việc cũng khiến dư luận có cơ sở để nghi ngờ về những tiêu cực trong hoạt động liên kết đào tạo đại học, cao học giữa các Viện, trường Đại học với các địa phương. Nhiều nhà quản lý đã từng lên tiếng cảnh báo tình trạng đào tạo sau đại học một cách tràn lan, thiếu kiểm soát, không chỉ gây lãng phí cho xã hội mà còn dẫn tới tình trạng đất nước ngày càng có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ "giấy", bằng cấp cao nhưng năng lực thấp. Có điều đáng buồn là tình trạng này lại đang được không ít cơ quan nhà nước tiếp tay qua việc đề cao bằng cấp khi tuyển dụng, bố trí nhân sự, đề bạt các chức danh lãnh đạo quản lý mà ít quan tâm đến thực lực của cán bộ công chức.

Nạn "học giả, bằng thật" cũng như tâm lý sính bằng cấp đang trở thành thực trạng đáng báo động. Nếu không dẹp bỏ, ắt sẽ là mối nguy hại cho nền công vụ của đất nước. Tuy chưa có thước đo chuẩn mực để đánh giá tỷ lệ hiệu quả công việc với bằng cấp, nhưng không khó để so sánh người có năng lực thật sự với người có yếu kém chuyên môn. Vấn đề là các nhà tổ chức cần đánh giá, tuyển chọn, qui hoạch, bổ nhiệm... những người học thật, có trình độ thật chứ không phải là những người bằng mọi giá để có bằng cấp. Phải ngăn chặn triệt để nạn dùng tiền để chống trượt cho bằng cấp để không làm sụt trượt hơn nữa các giá trị về đạo đức, phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức, góp phần làm trong sạch, lành mạnh bộ máy công quyền./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ... "chống trượt": Triệu tập 2 cán bộ
Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ... "chống trượt": Triệu tập 2 cán bộ

VOV.VN - Công an Thanh Hóa triệu tập các cán bộ của TTGDTX Thanh Hóa làm rõ vụ nhận tiền để chạy cho các học viên thi Cao học 

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ... "chống trượt": Triệu tập 2 cán bộ

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ... "chống trượt": Triệu tập 2 cán bộ

VOV.VN - Công an Thanh Hóa triệu tập các cán bộ của TTGDTX Thanh Hóa làm rõ vụ nhận tiền để chạy cho các học viên thi Cao học 

Hơn 1 tỷ... “chống trượt” cao học: Thang giá trị bị đảo lộn
Hơn 1 tỷ... “chống trượt” cao học: Thang giá trị bị đảo lộn

VOV.VN - Nhiều cơ quan, tổ chức Nhà nước vẫn tuyển dụng công chức dựa trên các mối quan  hệ cá nhân hoặc quá chú trọng vào bằng cấp.

Hơn 1 tỷ... “chống trượt” cao học: Thang giá trị bị đảo lộn

Hơn 1 tỷ... “chống trượt” cao học: Thang giá trị bị đảo lộn

VOV.VN - Nhiều cơ quan, tổ chức Nhà nước vẫn tuyển dụng công chức dựa trên các mối quan  hệ cá nhân hoặc quá chú trọng vào bằng cấp.

Vụ nộp tiền tỷ “chống trượt”: Cách chức trưởng, phó phòng
Vụ nộp tiền tỷ “chống trượt”: Cách chức trưởng, phó phòng

VOV.VN - Giám đốc Trung tâm GDTX Thanh Hóa đã ra quyết định thi hành kỷ luật cách chức Trưởng và Phó phòng quản lý giáo dục của Trung tâm.

Vụ nộp tiền tỷ “chống trượt”: Cách chức trưởng, phó phòng

Vụ nộp tiền tỷ “chống trượt”: Cách chức trưởng, phó phòng

VOV.VN - Giám đốc Trung tâm GDTX Thanh Hóa đã ra quyết định thi hành kỷ luật cách chức Trưởng và Phó phòng quản lý giáo dục của Trung tâm.

40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: “Xử lý nghiêm, không cho qua“
40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: “Xử lý nghiêm, không cho qua“

VOV.VN -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: “Quan điểm của tỉnh là căn cứ vào tính chất, mức độ để xử lý nghiêm, không nhân nhượng, không cho qua việc này”

40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: “Xử lý nghiêm, không cho qua“

40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: “Xử lý nghiêm, không cho qua“

VOV.VN -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: “Quan điểm của tỉnh là căn cứ vào tính chất, mức độ để xử lý nghiêm, không nhân nhượng, không cho qua việc này”

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: 'Bêu  danh' cán bộ vi phạm
Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: 'Bêu danh' cán bộ vi phạm

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, những kẻ đưa tiền để mua điểm cần phải “bêu danh”  lên mạng, gửi về đơn vị đề nghị kỷ luật

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: 'Bêu  danh' cán bộ vi phạm

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỉ...chống trượt: 'Bêu danh' cán bộ vi phạm

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, những kẻ đưa tiền để mua điểm cần phải “bêu danh”  lên mạng, gửi về đơn vị đề nghị kỷ luật

Công bố danh sách cán bộ đã nộp tiền “chống trượt” thi cao học
Công bố danh sách cán bộ đã nộp tiền “chống trượt” thi cao học

VOV.VN -Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa xác định, trong danh sách các học viên tham gia thi Cao học có những người đang công tác tại các cấp huyện, Sở ở Thanh Hóa.

Công bố danh sách cán bộ đã nộp tiền “chống trượt” thi cao học

Công bố danh sách cán bộ đã nộp tiền “chống trượt” thi cao học

VOV.VN -Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa xác định, trong danh sách các học viên tham gia thi Cao học có những người đang công tác tại các cấp huyện, Sở ở Thanh Hóa.

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng
Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN - Quá trình giải quyết, xử lý vụ việc cần phải được thông tin công khai cho xã hội biết để có thể giám sát cũng như có cách thức phòng ngừa...

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

Vụ 40 công chức nộp hơn 1 tỷ để “chống trượt”: Bộ GD-ĐT lên tiếng

VOV.VN - Quá trình giải quyết, xử lý vụ việc cần phải được thông tin công khai cho xã hội biết để có thể giám sát cũng như có cách thức phòng ngừa...

Vụ nộp hơn 1 tỷ… chống trượt: “Sẽ ký quyết định cách chức 2 cán bộ“
Vụ nộp hơn 1 tỷ… chống trượt: “Sẽ ký quyết định cách chức 2 cán bộ“

VOV.VN - Ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, nhân viên còn lại cũng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và chuyển công tác khác.

Vụ nộp hơn 1 tỷ… chống trượt: “Sẽ ký quyết định cách chức 2 cán bộ“

Vụ nộp hơn 1 tỷ… chống trượt: “Sẽ ký quyết định cách chức 2 cán bộ“

VOV.VN - Ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết, nhân viên còn lại cũng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và chuyển công tác khác.

Xem xét khởi tố vụ thu hơn 1 tỷ đồng “chống trượt“
Xem xét khởi tố vụ thu hơn 1 tỷ đồng “chống trượt“

VOV.VN -Cơ quan CSĐT đang làm rõ các hành vi nhận, nộp tiền của 40 học viên, dựa trên các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xem xét khởi tố vụ án

Xem xét khởi tố vụ thu hơn 1 tỷ đồng “chống trượt“

Xem xét khởi tố vụ thu hơn 1 tỷ đồng “chống trượt“

VOV.VN -Cơ quan CSĐT đang làm rõ các hành vi nhận, nộp tiền của 40 học viên, dựa trên các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ xem xét khởi tố vụ án