Thông tư 30: Nhiều giáo viên lúng túng khi đánh giá học sinh

VOV.VN -Khi thực hiện Thông tư 30, nhiều giáo viên lúng túng khi đánh giá học sinh. Ít giáo viên được tham gia dạy học phát triển năng lực học sinh.

Sáng 26/5, Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc họp phân tích giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015.

Một trong những vấn đề được quan tâm của cuộc họp là việc đánh giá năng lực của học sinh khi thực Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về đổi mới công tác đánh giá học sinh Tiểu học.

Theo báo cáo của 18 trường Tiểu học được khảo sát tại Hà Nội, Gia Lai, Long An, trong năm học 2014-2015, gần như 100% học sinh đạt yêu cầu về năng lực, phẩm chất. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học cho thấy, trong thời gian đầu áp dụng việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30, giáo viên còn lúng túng, chưa tạo được sự đồng thuận cao từ cha mẹ học sinh nên khó đánh giá năng lực của học sinh.

Chỉ có 28,7% giáo viên Tiểu học tại các trường được khảo sát cho biết họ được tham gia các khóa bồi dưỡng có liên quan đến dạy học phát triển năng lực học sinh. Công tác chỉ đạo dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh chủ yếu thông qua các buổi họp Hội đồng nhà trường, chứ ít được triển khai thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn mặc dù đây là hình thức để các giáo viên có nhiều cơ hội tranh luận, học hỏi đồng nghiệp.

Trong khi đó, tỷ lệ giáo viên THCS và THPT được tham gia các khóa bồi dưỡng về dạy học phát triển năng lực học sinh là 58%. Qua phỏng vấn tại 6 trường THPT của Hà Nội, Gia Lai và Long An, giáo viên THPT cho biết, các khóa tập huấn còn nặng về truyền đạt kiến thức, chưa có nhiều những minh họa cụ thể, phù hợp v ới từng đối tượng học sinh, từng vùng miền.

Đại diện Sở GD-ĐT Gia Lai cho rằng, việc giáo viên tiếp cận với cách thức đánh giá học sinh còn hạn chế do chưa được tập huấn, bồi dưỡng kỹ càng. Việc nhận xét, đánh giá các em còn khó khăn vì học sinh chưa quen với cách thức học tập, ôn luyện theo đánh giá năng lực. Đa phần các em vẫn học theo thói quen thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng...

Là địa phương có đông học sinh dân tộc, đa phần giáo viên tỉnh Long An rất khó khăn khi đánh giá học sinh theo hướng đánh giá năng lực vì nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con, việc học tập vẫn phó mặc cho nhà trường.

Đại diện ngành Giáo dục Hà Nội cho biết, quá trình đánh giá các môn như: Nhạc, Họa, Mỹ thuật… không phải dễ dàng vì một trường có nhiều lớp học. Mỗi lớp học có từ 58-60 học sinh nên việc đánh giá học sinh rất vất vả và không thể sát sao được do mỗi tuần chỉ có 1-2 tiết. Giáo viên không thể nhớ hết được mặt, tên học sinh ở nhiều lớp học khác nhau. Mặt khác, hồ sơ, sổ sách ghi chép, nhận xét đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực rất nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thay "chấm điểm" bằng "nhận xét": giáo viên quá tải, phụ huynh lo ngại
Thay "chấm điểm" bằng "nhận xét": giáo viên quá tải, phụ huynh lo ngại

VOV.VN -Bước đầu triển khai Thông tư 30 đã phát sinh nhiều bất cập, gây quá tải cho giáo viên, còn  các bậc phụ huynh thì lo lắng.

Thay "chấm điểm" bằng "nhận xét": giáo viên quá tải, phụ huynh lo ngại

Thay "chấm điểm" bằng "nhận xét": giáo viên quá tải, phụ huynh lo ngại

VOV.VN -Bước đầu triển khai Thông tư 30 đã phát sinh nhiều bất cập, gây quá tải cho giáo viên, còn  các bậc phụ huynh thì lo lắng.

Trước 28/5, các trường phải báo cáo về không chấm điểm cấp Tiểu học
Trước 28/5, các trường phải báo cáo về không chấm điểm cấp Tiểu học

VOV.VN -Các trường phải báo cáo về Sở GD-ĐT Hà Nội những thuận lợi, khó khăn cũng như chỉ ra những nguyên nhân, bài học sau hơn 1 năm thực hiện Thông tư 30.

Trước 28/5, các trường phải báo cáo về không chấm điểm cấp Tiểu học

Trước 28/5, các trường phải báo cáo về không chấm điểm cấp Tiểu học

VOV.VN -Các trường phải báo cáo về Sở GD-ĐT Hà Nội những thuận lợi, khó khăn cũng như chỉ ra những nguyên nhân, bài học sau hơn 1 năm thực hiện Thông tư 30.

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?
Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

VOV.VN - Theo lý giải từ phía Vụ Giáo dục Tiểu học- Bộ GD-ĐT, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét chính xác, toàn diện và nhân văn hơn…

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

Không chấm điểm học sinh Tiểu học: Toàn diện và nhân văn hơn?

VOV.VN - Theo lý giải từ phía Vụ Giáo dục Tiểu học- Bộ GD-ĐT, việc đánh giá học sinh bằng nhận xét chính xác, toàn diện và nhân văn hơn…

Bỏ chấm điểm bậc tiểu học, giảm tình trạng dạy thêm học thêm
Bỏ chấm điểm bậc tiểu học, giảm tình trạng dạy thêm học thêm

VOV.VN -Đánh giá ban đầu của nhiều trường tiểu học ở Hà Nội, một số môn học có chất lượng học tập tốt hơn năm ngoái, giảm dạy thêm, học thêm.

Bỏ chấm điểm bậc tiểu học, giảm tình trạng dạy thêm học thêm

Bỏ chấm điểm bậc tiểu học, giảm tình trạng dạy thêm học thêm

VOV.VN -Đánh giá ban đầu của nhiều trường tiểu học ở Hà Nội, một số môn học có chất lượng học tập tốt hơn năm ngoái, giảm dạy thêm, học thêm.

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học
Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

VOV.VN -Nhiều phụ huynh băn khoăn không chấm điểm cấp Tiểu học thì cũng không chấm dứt được “bệnh” thành tích và giảm được học thêm, dạy thêm.

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

Nhiều phụ huynh trăn trở về việc không chấm điểm ở cấp Tiểu học

VOV.VN -Nhiều phụ huynh băn khoăn không chấm điểm cấp Tiểu học thì cũng không chấm dứt được “bệnh” thành tích và giảm được học thêm, dạy thêm.

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?
Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

VOV.VN - Thông qua đánh giá học sinh bằng nhận xét, phụ huynh cũng sẽ biết được con của mình có năng lực học tập tốt và yếu kém ở điểm nào…

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

Không chấm điểm ở bậc Tiểu học, giáo viên có trách nhiệm hơn?

VOV.VN - Thông qua đánh giá học sinh bằng nhận xét, phụ huynh cũng sẽ biết được con của mình có năng lực học tập tốt và yếu kém ở điểm nào…

Không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học: Lo lắng trước những đánh giá
Không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học: Lo lắng trước những đánh giá

VOV.VN -Hơn 95% giáo viên cảm thấy vất vả khi đánh giá học sinh theo Thông tư 30. Khi không chấm điểm, học sinh lười học hơn còn phụ huynh ít quan tâm đến con.

Không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học: Lo lắng trước những đánh giá

Không chấm điểm học sinh cấp Tiểu học: Lo lắng trước những đánh giá

VOV.VN -Hơn 95% giáo viên cảm thấy vất vả khi đánh giá học sinh theo Thông tư 30. Khi không chấm điểm, học sinh lười học hơn còn phụ huynh ít quan tâm đến con.