"Tôi ủng hộ việc không chấm điểm học sinh lớp 1"

VOV.VN-Việc chấm điểm cho học sinh lớp 1 sẽ không thể chính xác, công bằng vì hiện có quá nhiều phụ huynh cho con học trước.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của giáo dục Tiểu học năm học 2013 - 2014 gửi các Sở GD-ĐT. Trong đó, có một nội dung quan trọng đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội là các trường Tiểu học sẽ không được chấm điểm học sinh lớp 1.

Đứng ở góc độc quản lý cấp Tiểu học, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) đã đưa ra những ý kiến về Hướng dẫn mới trên.

Tâm lý của trẻ em là rất muốn khám phá nên những em chưa học trước chương trình sẽ rất hứng thú tìm tòi những kiến thức cô giáo giảng

PV: Bộ GD-ĐT vừa đưa ra hướng dẫn mới là các trường Tiểu học không được chấm điểm học sinh lớp 1. Ông đánh giá như thế nào về Hướng dẫn này?

Ông Phạm Xuân Tiến: Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Bộ GD-ĐT về việc không chấm điểm đối với học sinh lớp 1.

Hiện nay, trước khi vào lớp 1, nhiều bậc phụ huynh đã tìm thầy cô giáo để dạy trước cho con nên các cháu có thể tập đọc, tập viết và làm Toán sẽ tốt hơn những em chưa hề học trước. Chính vì vậy, việc chấm điểm cho học sinh lớp 1 sẽ không thể chính xác, công bằng. Điều này cũng tạo ra phong trào khiến phụ huynh “chạy” theo việc cho con học trước lớp 1.

Trẻ em mầm non bước vào lớp 1 là sự chuyển đổi mạnh mẽ về tâm lý nên việc chấm điểm học tập sẽ tạo áp lực rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ so sánh kết quả học tập của mình với bạn bè và cảm thấy mình kém cỏi hơn nên sẽ rơi vào tình trạng phải học đuổi, học quá tải.

Trẻ học trước chương trình đến hết học kỳ I là “hết vốn”

PV: Xin ông cho biết, việc các em học trước chương trình lớp 1 có ảnh hưởng như thế nào?

Ông Phạm Xuân Tiến: Những em học trước chương trình lớp 1 sẽ có nhiều ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý nên rất chủ quan. Trong khi cô giáo giảng bài trên lớp, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà các em cần phải nắm bắt. Thế nhưng, đối với những em học trước khi mới nghe thì nghĩ là mình biết rồi nên không tập trung trong giờ học. Do đó, các em sẽ không nắm chắc được những kiến thức, kỹ năng và sẽ hạn chế đối với việc học sau này.

Theo đánh giá của nhiều giáo viên, những em học trước chương trình thì đến cuối học kỳ I là “hết vốn”, sẽ có kết quả thực học thấp hơn những học sinh chưa học.

Tâm lý của trẻ em là rất muốn khám phá nên những em chưa học trước chương trình sẽ rất hứng thú tìm tòi những kiến thức cô giáo giảng. Các em sẽ tập trung học, tiếp thu kiến thức chắc và sâu nên đạt kết quả thực chất hơn những học sinh đã học trước.

Ông Phạm Xuân Tiến

PV: Sau khi xem xét kỹ, Bộ GD-ĐT nhận thấy hướng dẫn mới về không chấm điểm cho học sinh lớp 1 còn chưa phù hợp với Thông tư 32 của Bộ (quy định kết hợp đánh giá điểm số và đánh giá nhận xét) vẫn đang ban hành. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Phạm Xuân Tiến: Hiện nay, các trường Tiểu học đang thực hiện việc đánh giá và chấm điểm học sinh theo Thông tư 32. Để thực hiện việc không chấm điểm cho học sinh lớp 1 thì Bộ GD-ĐT cần có một Thông tư với nội dung chỉnh sửa Thông tư 32 hoặc Bộ có thể đưa ra một Thông tư khác. Việc làm này là rất quan trọng vì đảm bảo sự chính thức của văn bản do một cơ quan do Nhà nước quy định.

Không thể bỏ xếp loại học tập của học sinh

PV: Ông nghĩ sao về quy định mới của Bộ GD-ĐT có thể hướng tới việc không xếp loại học tập của học sinh?

Ông Phạm Xuân Tiến: Việc đánh giá học sinh xếp loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém là rất bình thường. Bởi vì sau một quá trình học tập, giáo viên phải có sự phân loại, đánh giá năng lực học tập của học sinh. Việc đánh giá, phân loại này sẽ giúp cho giáo viên điều chỉnh dạy học theo sự phân hóa từng đối tượng học sinh.

Những học sinh yếu, kém thì giáo viên cần có sự đầu tư trong việc giảng dạy nhiều hơn để giúp cho các em có đà phấn đấu trong học tập, rèn luyện.

Việc đánh giá, phân loại học tập cũng sẽ giúp cho phụ huynh thấy được con mình đang học tập ở mức độ nào để quan tâm, hỗ trợ nhà trường trong việc giảng dạy, chăm sóc con.

Chính vì những lý do trên, theo quan điểm của tôi, việc bỏ xếp loại học tập của học sinh sẽ là không hợp lý.

PV:  Hà Nội là một địa phương mà tình trạng dạy “chạy” đua với việc dạy, học trước lớp 1 tương đối nhiều và khá phổ biến. Theo như Hướng dẫn mới của Bộ thì Sở GD-ĐT tiếp thu, chỉ đạo việc không chấm điểm học sinh lớp 1 tới các quận, huyện như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Xuân Tiến: Từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục Hà Nội đã quán triệt tinh thần là giáo viên chỉ cho điểm theo đúng quy định như: Điểm kiểm tra thường xuyên ở môn Toán có 2 đầu điểm, Tiếng Việt có 4 đầu điểm hoặc kiểm tra định kỳ.

Với quy định giáo viên không được cho điểm một cách tùy tiện, tràn lan mà lấy việc cho điểm là để đánh giá học sinh là chính. Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường là đánh giá học sinh lớp 1 bằng nhận xét, trên tinh thần động viên, khích lệ các em trong học tập, rèn luyện.

Nếu những học sinh nào chưa đạt được những tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng thì giáo viên có nhiệm vụ động viên các em phấn đấu hơn trong học tập. Những thái độ kiểu như chê bai, phàn nàn học sinh sẽ không được phép đối với giáo viên dạy lớp 1.

Tôi nghĩ rằng, sau khi áp dụng không chấm điểm học sinh lớp 1 thì tình trạng dạy thêm, học thêm trước chương trình sẽ giảm đi đáng kể trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành khác nói chung.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau
Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

Nghịch lý từ học phí như nhau nhưng chất lượng khác nhau

(VOV)-Hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nhằm khắc phục vấn nạn “chạy trường”. Giải pháp hiệu quả nhất cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1
Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

(VOV)-Thấy học sinh đọc thông, viết thạo, nhiều thầy cô giáo đã cắt xén chương trình để dạy cái khác hoặc học nâng cao, gây nên sự quá tải.

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

Những hệ lụy của việc cho trẻ học trước vào lớp 1

(VOV)-Thấy học sinh đọc thông, viết thạo, nhiều thầy cô giáo đã cắt xén chương trình để dạy cái khác hoặc học nâng cao, gây nên sự quá tải.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô
Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

Cho trẻ học trước lớp 1: Mua “đơn trái tuyến” giá nghìn đô

(VOV) - Không chỉ qua mối quan hệ ngoại giao, chuyện “chạy trường” đang diễn ra lắt léo dưới nhiều hình thức khó kiểm soát.

Nghiêm cấm giáo viên dạy trước chương trình lớp 1
Nghiêm cấm giáo viên dạy trước chương trình lớp 1

(VOV) - Bộ nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Nghiêm cấm giáo viên dạy trước chương trình lớp 1

Nghiêm cấm giáo viên dạy trước chương trình lớp 1

(VOV) - Bộ nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động
Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết
Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết

VOV.VN -Để các bé đến trường không bỡ ngỡ, lo sợ, phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng cần thiết cho con.

Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết

Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết

VOV.VN -Để các bé đến trường không bỡ ngỡ, lo sợ, phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng cần thiết cho con.