Gỗ lim ở tuyến phố đi bộ trên sông Hương xuất hiện nhiều vết nứt

VOV.VN -Những ngày gần đây, nhiều thanh gỗ lim trên tuyến phố đi bộ trên sông Hương xuất hiện nhiều vết rạn nứt khiến dư luận bày tỏ nhiều hoài nghi

Công trình đường đi bộ trên sông Hương thuộc dự án Xây dựng Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía nam sông Hương, TP Huế do Tổ chức Koica (Hàn Quốc) tài trợ, được khởi công từ đầu năm 2018.

Tuyến đường có chiều dài 400m, rộng 4m, tổng diện tích gần 2.500 m2, kết cấu bê tông cốt thép, sàn lát bằng gỗ lim dày 5 cm. Tổng kinh phí là 52 tỉ đồng, trong đó phần kinh phí đối với gỗ lim nhập từ Nam Phi là 5,7 tỉ đồng.

Phố đi bộ lát gỗ Lim trên sông Hương dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 9 tới

Từ những ngày đầu triển khai, nhiều nhà nghiên cứu và người dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lo ngại về chất lượng gỗ lim, khi địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. 

Những ngày gần đây, thông tin nhiều thanh gỗ lim chưa đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt khiến dư luận tiếp tục hoài nghi về chất lượng gỗ của công trình. 

Hiện khoảng 2/3 thanh gỗ lim đã được lát, trong đó nhiều thanh gỗ xuất hiện nhiều vết nứt tạo thành khe hở chạy dọc thớ gỗ. 

Ban Quản lý dự án của KOICA cho biết: Sau khi nhận được thông tin đã cho người xuống hiện trường kiểm tra công trình và sẽ có điều chỉnh cũng như sớm có thông tin đến dư luận. 

Thi công phố đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương

Ông Văn Viết Thành, Giám đốc Công ty Xây dựng thủy lợi Thừa Thiên-Huế, đơn vị thi công công trình đường đi bộ trên sông Hương cho biết: Các vết nứt nẻ của hạng mục công trình đường đi bộ trên sông Hương tập trung vào hai nhóm: 1 nhóm bị nứt ở thanh phôi gỗ và 1 nhóm khác là những vết rạn nhỏ ở trên bề mặt gỗ vừa lắp đặt.

 Rất nhiều thanh gỗ vừa lót sàn bị nứt nẻ.

Giải thích cho những vết nứt này, ông Thành cho rằng: “Nứt hai đầu thanh gỗ do yêu cầu sấy, độ ẩm đạt 8% cho nên khó tránh khỏi chuyện nứt của hai đầu phôi. Trong quy trình thi công cũng đã dự phòng cho nên phôi dài hơn thành phẩm 20 phân để quá trình lặp đặt phải cắt bỏ phần nứt 2 đầu thanh gỗ. Đối với những vết nứt dọc trong một số thanh gỗ, cá biệt do nghiệm thu gỗ hình dáng bằng cảm quan cho nên khi lắp đặt vào đối với những thanh gỗ mà xuất hiện những vết nứt dọc thì đã được đánh dấu để tháo dỡ thay những thanh khác vào”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến trái chiều về dự án đường đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương
Ý kiến trái chiều về dự án đường đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương

VOV.VN -Dự án thi công con đường lát gỗ lim sát mép sông Hương (Thừa Thiên Huế) vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. 

Ý kiến trái chiều về dự án đường đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương

Ý kiến trái chiều về dự án đường đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương

VOV.VN -Dự án thi công con đường lát gỗ lim sát mép sông Hương (Thừa Thiên Huế) vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. 

Thừa Thiên-Huế nhập gỗ lim từ Nam Phi để lát phố đi bộ dọc sông Hương
Thừa Thiên-Huế nhập gỗ lim từ Nam Phi để lát phố đi bộ dọc sông Hương

VOV.VN -Kinh phí thực hiện cho dự án thí điểm đã được điều chỉnh gần 53 tỷ đồng; trong đó việc chi phí cho gỗ lim lát sàn gỗ chỉ tốn 5,14 tỷ đồng.

Thừa Thiên-Huế nhập gỗ lim từ Nam Phi để lát phố đi bộ dọc sông Hương

Thừa Thiên-Huế nhập gỗ lim từ Nam Phi để lát phố đi bộ dọc sông Hương

VOV.VN -Kinh phí thực hiện cho dự án thí điểm đã được điều chỉnh gần 53 tỷ đồng; trong đó việc chi phí cho gỗ lim lát sàn gỗ chỉ tốn 5,14 tỷ đồng.

Các công trình hiện đại tại Huế ảnh hưởng đôi bờ sông Hương
Các công trình hiện đại tại Huế ảnh hưởng đôi bờ sông Hương

VOV.VN - UNESCO từng đề nghị Việt Nam lập hồ sơ đề cử đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục di sản văn hóa thế giới.

Các công trình hiện đại tại Huế ảnh hưởng đôi bờ sông Hương

Các công trình hiện đại tại Huế ảnh hưởng đôi bờ sông Hương

VOV.VN - UNESCO từng đề nghị Việt Nam lập hồ sơ đề cử đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông vào danh mục di sản văn hóa thế giới.