Hà Nội ra văn bản xét thăng hạng, giáo viên chưa kịp mừng đã vội lo

VOV.VN - Nhiều  giáo viên cho biết, sau khi Sở Nội vụ Hà Nội ra công văn về việc xét thăng hạng giáo viên, nhiều trường chỉ thu hồ sơ của các giáo viên cốt cán trở lên mà không nhận hồ sơ của các giáo viên không phải cốt cán và lãnh đạo dù các giáo viên này đủ điều kiện dự thăng hạng theo quy định tại các nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ chuyên ngành.

Mới đây, Sở Nội vụ vừa ban hành công văn số 3277/SNV-CCVC về việc thẩm định, rà soát tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên. Đáng chú ý, trong văn bản nêu rõ: “Sở Nội vụ dự kiến báo cáo UBND thành phố tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II theo hình thức xét tuyển thông qua hồ sơ". Việc chuyển từ thi tuyển sang xét tuyển đã đáp ứng được mong mỏi của nhiều giáo viên trên toàn thành phố. Tuy nhiên, chưa kịp mừng, nhiều thầy cô đã lo ngại về một số bất cập trong việc thực hiện văn bản của Sở Nội vụ.

Thầy Nguyễn Văn Đường, giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A, Phú Xuyên, Hà Nội cho biết, trong Công văn 3277/SNV-CCVC yêu cầu các đơn vị rà soát và lập danh sách giáo viên đủ điều kiện thăng hạng nộp lên sở trước 17h ngày 15/11/2023, trong đó có nhiều điểm bất cập và không thống nhất với Công văn 1783/SNV-CCVC mà trước đó Sở Nội vụ đã ban hành.

“Cụ thể, trong Công văn 1783/SNV-CCVC Sở Nội vụ có giao việc rà soát cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp và nhu cầu bố trí viên chức cho các đơn vị báo cáo thực hiện trong đó có nội dung:  Xác định nhu cầu bố trí viên chức theo chức danh nghề nghiệp của năm 2023 theo đề án vị trí việc làm; đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Nhưng Công văn 3277/SNV-CCVC lại cho rằng: "Thực tế nhiều đơn vị đề xuất thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II chưa đảm bảo cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp, chưa đúng đối tượng và điều kiện tiêu chuẩn thăng hạng, đùn đẩy hồ sơ, danh sách thăng hạng lên cấp trên để né tránh trách nhiệm giải quyết...". Về yêu cầu, Sở Nội vụ yêu cầu: "Rà soát người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên đảm bảo đúng đối tượng, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật,

Đảm bảo cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp của đơn vị và yêu cầu của vị trí việc làm đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, tập trung rà soát đề xuất đội ngũ giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, giữ vai trò là trưởng, phố tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên cốt cán được thăng hạng cho phù hợp, giữa vai trò định hướng chuyên môn trong các cơ sở giáo dục".

Nội dung này không phù hợp với quy định tại điều 3 và điều 7 của Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021 của Bộ GD-ĐT; không thống nhất với Công văn 1783/SNV-CCVC và không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay’, thầy Đường nêu rõ.

Theo thầy Đường, thực hiện Công văn 3277/SNV-CCVC, hiện nay nhiều trường chỉ thu hồ sơ của các giáo viên cốt cán trở lên mà không nhận hồ sơ của các giáo viên không phải cốt cán và lãnh đạo dù các giáo viên này đủ điều kiện dự thăng hạng theo quy định tại các nghị định của Chính phủ và các thông tư của bộ chuyên ngành. “Điều này đã làm méo mó chủ trương của Đảng, Chính phủ cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo”, thầy Đường nói.

Cô Thanh Phượng, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Nội chia sẻ, công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm, gắn bó với học sinh dân tộc thiểu số ở huyện miền núi của Thủ đô, bản thân cô Phượng luôn cố gắng vừa dạy vừa học nâng cao trình độ chuyên môn, khi biết tin Thành phố có chủ trương xét thăng hạng giáo viên, cô Phượng rất vui mừng vì có cơ hội được ghi nhận sự cố gắng.

“Thế nhưng, niềm phấn khởi bị dập tắt ngay bởi đơn vị tôi lấy căn cứ là “giáo viên có vị trí việc làm" mới được làm hồ sơ xét thăng hạng. Tôi và nhiều giáo viên trong diện “đủ điều kiện nhưng không được làm hồ sơ thăng hạng, ai cũng thấy hụt hẫng, ngậm ngùi. Không được thăng hạng - chúng tôi không có cơ hội được tăng lương. Đời sống giáo viên đã khó khăn, nhất là giáo viên miền núi như chúng tôi mất cơ hội được cải thiện, mất nguồn động viên tinh thần.

Tôi hiểu rằng, không phải giáo viên được thăng hạng đều đưa vào vị trí việc làm, vì thực tế ở nhiều trường trên địa bàn Thành phố, giáo viên đã được thăng hạng không có trong đề án vị trí việc làm của đơn vị .

Không những vậy, thông báo mới nhất của nhà trường, giáo viên cốt cán cũng bị "hoãn" làm hồ sơ xét thăng hạng trong đợt này, đối tượng chỉ gồm tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn.

Vì thế chúng tôi thấy thiếu sự công bằng, thiếu nhất quán giữa các thông tư, nghị định, và văn bản hướng dẫn việc xét thăng hạng cho giáo viên Hà Nội. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy như bị bỏ rơi trong chủ trương thăng hạng giáo viên”, cô Phượng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội: Thăng hạng CDNN giáo viên bằng hình thức xét tuyển hồ sơ
Hà Nội: Thăng hạng CDNN giáo viên bằng hình thức xét tuyển hồ sơ

VOV.VN - Sở Nội vụ yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai rà soát thẩm định danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) lập danh sách theo biểu mẫu gửi về Sở Nội vụ trước 17h00 ngày 15/11/2023.

Hà Nội: Thăng hạng CDNN giáo viên bằng hình thức xét tuyển hồ sơ

Hà Nội: Thăng hạng CDNN giáo viên bằng hình thức xét tuyển hồ sơ

VOV.VN - Sở Nội vụ yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai rà soát thẩm định danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) lập danh sách theo biểu mẫu gửi về Sở Nội vụ trước 17h00 ngày 15/11/2023.

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?
Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Thăng hạng giáo viên: Hà Nội chưa chốt phương án thi hay xét thăng hạng
Thăng hạng giáo viên: Hà Nội chưa chốt phương án thi hay xét thăng hạng

VOV.VN - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thời điểm này TP chưa chốt phương án sẽ thi hay xét thăng hạng giáo viên. Song với số lượng viên chức rất lớn, phương án xét thăng hạng là khó khả thi.

Thăng hạng giáo viên: Hà Nội chưa chốt phương án thi hay xét thăng hạng

Thăng hạng giáo viên: Hà Nội chưa chốt phương án thi hay xét thăng hạng

VOV.VN - Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, thời điểm này TP chưa chốt phương án sẽ thi hay xét thăng hạng giáo viên. Song với số lượng viên chức rất lớn, phương án xét thăng hạng là khó khả thi.

Bộ GD-ĐT thống nhất bỏ thi thăng hạng giáo viên
Bộ GD-ĐT thống nhất bỏ thi thăng hạng giáo viên

VOV.VN - Đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ - Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm.

Bộ GD-ĐT thống nhất bỏ thi thăng hạng giáo viên

Bộ GD-ĐT thống nhất bỏ thi thăng hạng giáo viên

VOV.VN - Đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp là có căn cứ - Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu quan điểm.

Vì sao gần 2.500 giáo viên Hà Nội đồng loạt kiến nghị bỏ thi thăng hạng?
Vì sao gần 2.500 giáo viên Hà Nội đồng loạt kiến nghị bỏ thi thăng hạng?

VOV.VN - Nhiều giáo viên tại Hà Nội cho rằng kỳ thi thăng hạng giáo viên mang nặng tính hình thức, tốn kém nhưng lại không đánh giá được thực chất năng lực của giáo viên.

Vì sao gần 2.500 giáo viên Hà Nội đồng loạt kiến nghị bỏ thi thăng hạng?

Vì sao gần 2.500 giáo viên Hà Nội đồng loạt kiến nghị bỏ thi thăng hạng?

VOV.VN - Nhiều giáo viên tại Hà Nội cho rằng kỳ thi thăng hạng giáo viên mang nặng tính hình thức, tốn kém nhưng lại không đánh giá được thực chất năng lực của giáo viên.

Bộ GD-ĐT: Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng 1 phải có trình độ thạc sĩ
Bộ GD-ĐT: Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng 1 phải có trình độ thạc sĩ

VOV.VN - Đại diện Bộ GD- ĐT cho rằng, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.

Bộ GD-ĐT: Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng 1 phải có trình độ thạc sĩ

Bộ GD-ĐT: Không yêu cầu giáo viên tiểu học, THCS hạng 1 phải có trình độ thạc sĩ

VOV.VN - Đại diện Bộ GD- ĐT cho rằng, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.