Hạ tầng giao thông thiệt hại hơn 30 tỷ đồng do mưa lũ

VOV.VN - Sau hơn 1 tháng mưa lũ triền miên đã gây sạt lở, hư hỏng nhiều tuyến quốc lộ trọng yếu tại khu vực phía Bắc. Hạ tầng giao thông ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.

 

Đến nay công tác hót dọn đất đá, khắc phục các vị trí sạt lở đã cơ bản hoàn thành, giao thông trên các tuyến quốc lộ đã thông suốt, hiện còn một số vị trí sạt lở taluy âm, có nguy cơ ăn sâu vào nền đường đang tiếp tục được khắc phục, gia cố. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo, mưa lũ nửa cuối năm nay có thể khốc liệt hơn mưa bão lịch sử năm 2020.

 Vậy ngành đường bộ sẽ làm gì để ứng phó khi có thiên tai, bão lũ xảy ra, gây hư hại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông? VOV Giao thông đã trao đổi với ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông (Cục Đường bộ VN) xung quanh nội dung này.

PV: Xin ông cho biết tình hình thiệt hại về giao thông do ảnh hưởng của mưa lũ trong hơn 1 tháng vừa qua và công tác khắc phục hậu quả mưa lũ đến thời điểm hiện nay?

Ông Lê Hồng Điệp: Vừa qua mưa lũ, thiên tai chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Tây Bắc, xảy ra trên các quốc lộ như: QL2, QL3, QL6, QL4, QL4A, QL4B, QL4C, QL4H, QL280, QL12, QL279, QL32, thuộc địa bàn các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên…một số tỉnh khác cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ thấp hơn.

Đến nay tất cả những điểm sạt lở đã được khắc phục xong, thiệt hại về sạt lở khoảng 112 nghìn m3 sạt taluy dương xuống đường gây ùn tắc, sạt lở taluy âm trôi lề đường 3.000m3, hư hỏng mặt đường gần 3.000m2, hỏng 68 cống và riêng cầu hư hỏng 15 vị trí xung quanh nón mố và xói lở chân trụ cầu…tổng thiệt hại ước tính khoảng 30 tỷ đồng để khắc phục những vị trí trước mắt.

Hiện nay chúng tôi đang chờ nước rút, xây dựng phương án khắc phục những điểm có nguy cơ sạt lở tiếp, xói sâu vào lề đường, mặt đường cũng như cầu, cống. Riêng địa bàn Hà Giang, tỉnh chịu thiệt hại nặng nề, với hàng chục điểm bị sạt lở nền đường, kinh phí khắc phục riêng QL4C là 6,5 tỷ đồng, QL34 là 6,9 tỷ đồng.

Liên quan đến sạt lở đường trên QL4E, QL4D, QL12 ở Lai Châu và Lào Cai hiện nay các đơn vị đã tích cực hót dọn hết các điểm sạt lở từ taluy dương xuống, riêng phía taluy âm một số điểm cũng đang được khắc phục, nhưng còn rất nhiều điểm do nước chưa rút, đồng thời chờ thủ tục ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để tiếp tục kè rọ đá, kè bê tông, đắp lại nền đường bị sạt lở. Đây là nội dung và kinh phí nằm ngoài chi phí ước tính 30 tỷ đồng nêu trên.

PV: Ngoài những vị trí hư hại do mưa lũ vừa qua, qua rà soát hàng năm thì hiện trạng các vị trí trọng yếu có nguy cơ xảy ra sạt lở, ngập lụt trên các tuyến QL đã được Cục Đường bộ VN nhận diện như thế nào?

Ông Lê Hồng Điệp: Những giải pháp đặt ra trong phòng chống thiên tai, theo điều 38 Luật Đường bộ (sửa đổi) mới thông qua đã quy định, thiết kế công trình đường bộ phải đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ.

Về nhận diện đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, trong thời gian tới để cho thật đầy đủ, bài bản chúng tôi sẽ tiến hành thu thập và xây dựng một cơ sở dữ liệu để theo dõi kết cấu hạ tầng.

Trong đó sẽ có cơ sở dữ liệu liên quan đến ATGT, tình hình phương tiện tham gia giao thông trên đường và về quy mô công trình cũng như cơ sở dữ liệu về những đoạn đường thường xuyên bị tác động nhiều bởi thiên tai… ngành giao thông sẽ phải làm rất nhiều nhiệm vụ.

Bên cạnh đó chủ động xây dựng, dự tính những công trình không đáp ứng được, cần phải khắc phục để chống chọi với thiên tai. Hàng năm Cục Đường bộ VN cũng tiến hành xây dựng kế hoạch bảo trì và mỗi lần xây dựng kế hoạch bảo trì thì cơ quan đường bộ trực tiếp ở đơn vị sẽ phải rà soát, báo cáo và đề xuất những đoạn đường, công trình cần xử lý, sau đó Cục Đường bộ VN đưa vào kế hoạch xử lý.

Tuy nhiên do nguồn lực hạn chế, nên nhiều chương trình mục tiêu đưa vào nhưng chưa được thực hiện, trong quá trình quản lý vận hành khai thác nằm ngoài kế hoạch nếu xảy ra thiên tai, ảnh hưởng chúng tôi sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền tiến hành sửa chữa đột xuất.

Một nội dung nữa là việc quản lý, vận hành khai thác và cơ sở dữ liệu về hạ tầng hiện nay phải gắn với chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai và phải gắn với lập quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ.

PV: Các chuyên gia cảnh báo, mưa lũ nửa cuối năm nay có thể khốc liệt hơn mưa bão lịch sử năm 2020, vậy Cục Đường bộ VN đã chuẩn bị các phương án ứng phó như thế nào?

Ông Lê Hồng Điệp: Ngành đường bộ đã tiến hành xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2024, các Sở GTVT, các cơ quan quản lý đường bộ cũng xây dựng các phương án đó, kể cả phương án phân luồng khi cần thiết, khi tuyến đường bị chia cắt. Tổ chức mua sắm vật tư dự phòng theo kế hoạch bảo trì và dự toán ngân sách nhà nước giao, đã đấu thầu mua sắm và tích trữ trong các kho vật tư dự phòng.

Từ trung ương tới địa phương đều tổ chức trực để phòng chống thiên tai, tổ chức các đoàn đi điều tra, đôn đốc thực hiện. Ngoài ra, theo Luật Phòng chống thiên tai, cơ quan đường bộ ở trung ương và địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết dài hạn và ngắn hạn để ban hành các công điện xử lý tình huống trước mắt, cũng như ban hành các văn bản chỉ đạo ngay từ đầu mùa hoặc trước mỗi trận bão lũ lớn; đôn đốc các đơn vị chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến bão lũ để có biện pháp phòng chống, khắc phục thiên tai.  

PV: Xin cảm ơn ông.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại ở Yên Bái
Mưa lũ gây nhiều thiệt hại ở Yên Bái

VOV.VN -  Mưa lũ từ hôm qua đến nay (26/6) đã làm sập 2 nhà dân và gây nhiều thiệt hại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại ở Yên Bái

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại ở Yên Bái

VOV.VN -  Mưa lũ từ hôm qua đến nay (26/6) đã làm sập 2 nhà dân và gây nhiều thiệt hại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ
Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

VOV.VN - Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu.

Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

Quảng Ninh lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động để cảnh báo mưa lũ

VOV.VN - Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ lắp đặt thêm 10 trạm đo mưa tự động trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu.

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ
Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

VOV.VN - Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một số tuyến chưa đồng bộ về tải trọng, xuống cấp… nên mỗi khi mưa lũ, hệ thống hạ tầng giao thông Yên Bái thường bị thiệt hại, gây chia cắt. Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị các phương án cho từng tình huống cụ thể để đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

Yên Bái đảm bảo giao thông thông suốt mùa mưa lũ

VOV.VN - Là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, một số tuyến chưa đồng bộ về tải trọng, xuống cấp… nên mỗi khi mưa lũ, hệ thống hạ tầng giao thông Yên Bái thường bị thiệt hại, gây chia cắt. Trước thực trạng này, tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị các phương án cho từng tình huống cụ thể để đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa lũ.