EU tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/3 công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 300 triệu USD cho Ukraine. Trong khi, Liên minh châu Âu cũng rục rịch với ý tưởng đưa binh sĩ tới Ukraine để hỗ trợ quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, ý tưởng có phần mạo hiểm đang gây những tranh cãi giữa các thành viên trong khối.

Ý tưởng đưa binh sĩ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới Ukraine lần đầu tiên được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập trong một cuộc họp của lãnh đạo các nước EU hồi cuối tháng 2 vừa qua.

“Tôi chưa bao giờ nói rằng Pháp không ủng hộ việc gửi quân tới Ukraine. Tôi sẽ không giải tỏa sự mơ hồ của cuộc tranh luận bằng cách nêu tên người đó ra đây, tôi đã nói rằng đây có thể được xem như một phần của các lựa chọn. Chúng ta không nên loại trừ bất cứ điều gì để theo đuổi mục tiêu của chúng ta là hỗ trợ Ukraine”, ông Macron nói.

Kịch bản ban đầu được xem là mơ hồ theo cách khẳng định của nhà lãnh đạo Pháp, giờ lại đang trở thành chủ đề nghiêm túc tại châu Âu cũng như các thành viên NATO. Từ chỗ đơn độc và có phần táo bạo khi đưa ra đề xuất, ông Macron dường như đang tìm thấy tiếng nói chung với một số nước về vấn đề này.

Trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne mới đây, Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis đã nhấn mạnh rằng, Litva đồng ý thảo luận về khả năng đưa binh sĩ của NATO tới Ukraine. Ngoại trưởng Litva cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine mọi điều mà quốc gia Đông Âu này cần.

Theo giới phân tích, Pháp đang xây dựng một liên minh với các nước cởi mở, trong đó có khu vực Baltic với phương án đưa binh sĩ  NATO tới Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất này đến nay vẫn vấp phải sự phản đối của không ít quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và NATO.

Trong một tuyên bố, Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhấn mạnh: “Bạn có thể gửi tất cả vũ khí trên thế giới đến Ukraine. Bạn có thể gửi rất nhiều tiền đến đó. Bạn cũng có thể gửi rất nhiều sự trợ giúp về mặt hậu cần. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi: cuộc chiến này không có giải pháp quân sự và sẽ không bao giờ”.

Không chỉ các nước thành viên Liên minh châu Âu, ngay cả Mỹ đến nay vẫn không ủng hộ ý tưởng này của Pháp.

Trong một tuyên bố mới đây, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Ryder khẳng định, thế giới cần nhiều nỗ lực quốc tế để đảm bảo Ukraine nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất song Mỹ không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine. Trong một diễn biến có liên quan, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trị giá 300 triệu USD, bao gồm đạn pháo, tên lửa phòng không, hệ thống chống thiết giáp và nhiều loại vũ khí, khí tài khác.

Liên quan đến xung đột Nga - Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã tiếng cảnh báo, nếu quân đội Mỹ và đồng minh xuất hiện ở Ukraine, Nga sẽ coi đây là những người can thiệp và sẽ có phản ứng thích đáng. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định, nước này không cần sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine, nhưng sẵn sàng sử dụng loại vũ khí này trong trường hợp nhà nước Nga bị đe dọa.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lính Ukraine nêu lý do xe tăng Challenger 2 không hiệu quả trên chiến trường
Lính Ukraine nêu lý do xe tăng Challenger 2 không hiệu quả trên chiến trường

VOV.VN - Challenger 2 từng được Anh phác họa là mẫu xe tăng “bất khả chiến bại”, nhưng sau một thời gian hoạt động trên chiến trường Ukraine, nó đã nhanh chóng bộc lộ điểm yếu.

Lính Ukraine nêu lý do xe tăng Challenger 2 không hiệu quả trên chiến trường

Lính Ukraine nêu lý do xe tăng Challenger 2 không hiệu quả trên chiến trường

VOV.VN - Challenger 2 từng được Anh phác họa là mẫu xe tăng “bất khả chiến bại”, nhưng sau một thời gian hoạt động trên chiến trường Ukraine, nó đã nhanh chóng bộc lộ điểm yếu.

Quốc hội Pháp thông qua chiến lược hỗ trợ Ukraine trong 10 năm tới
Quốc hội Pháp thông qua chiến lược hỗ trợ Ukraine trong 10 năm tới

VOV.VN - Quốc hội Pháp, ngày 12/3, đã thông qua Thoả thuận an ninh song phương Pháp – Ukraine, văn bản được đánh giá là sẽ định hình chiến lược hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraine trong vòng 10 năm tới.

Quốc hội Pháp thông qua chiến lược hỗ trợ Ukraine trong 10 năm tới

Quốc hội Pháp thông qua chiến lược hỗ trợ Ukraine trong 10 năm tới

VOV.VN - Quốc hội Pháp, ngày 12/3, đã thông qua Thoả thuận an ninh song phương Pháp – Ukraine, văn bản được đánh giá là sẽ định hình chiến lược hỗ trợ của Pháp dành cho Ukraine trong vòng 10 năm tới.

Cận cảnh tiêm kích Su-34 triển khai vũ khí “thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine
Cận cảnh tiêm kích Su-34 triển khai vũ khí “thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cho thấy máy bay ném bom Su-34 thả bom lượn FAB-500 - phương tiện được cho là "thay đổi cuộc chơi" trong xung đột ở Ukraine do khả năng phá hủy của chúng và tầm hoạt động lên tới 80km.

Cận cảnh tiêm kích Su-34 triển khai vũ khí “thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine

Cận cảnh tiêm kích Su-34 triển khai vũ khí “thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cho thấy máy bay ném bom Su-34 thả bom lượn FAB-500 - phương tiện được cho là "thay đổi cuộc chơi" trong xung đột ở Ukraine do khả năng phá hủy của chúng và tầm hoạt động lên tới 80km.