Hải Phòng chấn chỉnh việc phối hợp, liên kết giáo dục

VOV.VN - Thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản, thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý, chấn chỉnh việc phối hợp, liên kết giáo dục trên địa bàn.

Hiện Hải Phòng có 253 trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục, kỹ năng sống; trong đó 54 trung tâm có liên kết với 518 trường học trên địa bàn thành phố (chiếm tỉ lệ 70% tổng số trường học trên địa bàn).

Theo đánh giá của Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng, việc quản lý hoạt động phối hợp, liên kết giáo dục tại Hải Phòng được thực hiện đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật. Các hoạt động liên kết giáo dục đã góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh; đặc biệt, góp phần nâng cao chất lượng học ngoại ngữ trong những năm qua tại Hải Phòng. Việc này thể hiện ở kết quả thi tốt nghiêp THPT môn Tiếng Anh của Hải Phòng có chuyển biến rõ rệt từ TOP 10 lên TOP 5 cả nước; số lượng học sinh dự thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng ở thứ hạng cao trên toàn quốc. Năm 2023, Hải Phòng có hơn 2.600 học sinh sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó có gần 2500 học sinh sử dụng chứng chỉ Ielts, Toefl; số học sinh còn lại sử dụng các chứng chỉ tiếng Nhật, tiếp Pháp và tiếng Trung.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc liên kết giáo dục tại Hải Phòng vẫn còn một số tồn tại như: nhiều trường chưa sát sao trong giám sát chất lượng giảng dạy; chưa thực hiện tốt công tác truyền thông về mục đích, hiệu quả của hoạt động liên kết và đặc biệt, chưa làm tốt việc tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, dẫn tới phản ứng của dư luận không tốt. Một số trường Tiểu học tại Hải Phòng liên kết cùng một lúc nhiều chương trình, như: Tiếng Anh, kỹ năng sống, Stem…ảnh hưởng đến thời gian học tập, vui chơi của học sinh.

Trước thực tế này, Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng đã có buổi làm việc với 54 trung tâm có hoạt động liên kết nhằm quán triệt và nâng cao hoạt động liên kết giáo dục trong nhà trường.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường công tác quản lý các trung tâm, đặc biệt đối với các cơ sở giáo dục làm sai quy định và chúng tôi sẽ có biện pháp đình chỉ, chấm dứt, cũng như không cấp phép cho tất cả các trung tâm vi phạm các quy định trong các hoạt động giáo dục liên kết. Chúng tôi cũng yêu cầu các trung tâm phải thực hiện tốt nhất chất lượng để đảm bảo được nguyện vọng cũng như đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng của phụ huynh học sinh”, bà Đỗ Thị Hòa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng cho biết.

Trước đó, Thường trực Thành ủy Hải Phòng cũng có ý kiến chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục trên địa bàn thành phố. Trong đó, Thường trực Thành ủy Hải Phòng giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở, ngành, đơn vị, địa phương rà soát, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục, việc thu chi trong trường học; có giải pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp thực hiện sai quy định việc dạy thêm, học thêm, việc liên kết giáo dục và lạm thu trong trường học.

Đồng thời, yêu cầu các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tự học, câu lạc bộ sở thích lành mạnh, tự nguyện theo nhu cầu, phù hợp với lứa tuổi học sinh; tạo điều kiện cho học sinh có thời gian nghỉ ngơi sau giờ học văn hóa, để học sinh được phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ; biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chủ trương này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông
Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

VOV.VN - Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới SGK giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chương trình chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học ban hành chậm 30 tháng so với yêu cầu và chưa đẩy đủ chương trình các môn học. Nội dung kiến thức của một số môn học, bài học chưa thực sự được tinh giảm, vẫn gây áp lực đối với học sinh.

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

Nhìn lại quá trình thực hiện đổi mới sách giáo khoa phổ thông

VOV.VN - Bên cạnh các kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới SGK giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều tồn tại, hạn chế. Chương trình chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và các chương trình môn học ban hành chậm 30 tháng so với yêu cầu và chưa đẩy đủ chương trình các môn học. Nội dung kiến thức của một số môn học, bài học chưa thực sự được tinh giảm, vẫn gây áp lực đối với học sinh.

TP.HCM không có chủ trương thu quỹ lớp, quỹ trường
TP.HCM không có chủ trương thu quỹ lớp, quỹ trường

VOV.VN - Chiều nay (5/10), thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, các trường học không được thu quỹ trường, quỹ lớp và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu và thu - chi không đúng quy định.

TP.HCM không có chủ trương thu quỹ lớp, quỹ trường

TP.HCM không có chủ trương thu quỹ lớp, quỹ trường

VOV.VN - Chiều nay (5/10), thông tin tại buổi họp báo kinh tế - xã hội thường kỳ, ông Hồ Tấn Minh - Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, các trường học không được thu quỹ trường, quỹ lớp và hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu và thu - chi không đúng quy định.

Vụ cô giáo bạo hành trẻ 15 tháng: Chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công
Vụ cô giáo bạo hành trẻ 15 tháng: Chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công

VOV.VN - Đại diện Phòng GD-ĐT Gia Lâm cho biết, hôm nay (5/10), lực lượng chức năng đang giám sát việc tháo dỡ biển, đóng cửa cơ sở mầm non tư thục Ngôi Sao Nhỏ, chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công lập.

Vụ cô giáo bạo hành trẻ 15 tháng: Chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công

Vụ cô giáo bạo hành trẻ 15 tháng: Chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công

VOV.VN - Đại diện Phòng GD-ĐT Gia Lâm cho biết, hôm nay (5/10), lực lượng chức năng đang giám sát việc tháo dỡ biển, đóng cửa cơ sở mầm non tư thục Ngôi Sao Nhỏ, chuyển toàn bộ trẻ đang học sang trường công lập.

Vụ nhà trường từ chối giáo dục HS nếu phụ huynh không đến gặp, Sở GDĐT nói gì?
Vụ nhà trường từ chối giáo dục HS nếu phụ huynh không đến gặp, Sở GDĐT nói gì?

VOV.VN - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu nhà trường phải bảo đảm quyền lợi học sinh được đến trường, đến lớp học, không vì bất cứ lý do nào mà từ chối giáo dục học sinh.

Vụ nhà trường từ chối giáo dục HS nếu phụ huynh không đến gặp, Sở GDĐT nói gì?

Vụ nhà trường từ chối giáo dục HS nếu phụ huynh không đến gặp, Sở GDĐT nói gì?

VOV.VN - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu nhà trường phải bảo đảm quyền lợi học sinh được đến trường, đến lớp học, không vì bất cứ lý do nào mà từ chối giáo dục học sinh.

Chỉ khoảng 30% kết quả khảo sát ủng hộ việc thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử
Chỉ khoảng 30% kết quả khảo sát ủng hộ việc thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử

VOV.VN - Kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT cho thấy khoảng 26 - 30% người khảo sát ủng hộ phương án lựa chọn 4+2. Tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. 

Chỉ khoảng 30% kết quả khảo sát ủng hộ việc thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử

Chỉ khoảng 30% kết quả khảo sát ủng hộ việc thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử

VOV.VN - Kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT cho thấy khoảng 26 - 30% người khảo sát ủng hộ phương án lựa chọn 4+2. Tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử) và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12. 

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?
Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

VOV.VN - Tại TP.HCM tình trạng lạm thu, lạm chi của các lớp trong trường phổ thông vào đầu năm học là câu chuyện không mới nhưng năm nào cũng xuất hiện. Nhiều phụ huynh còn cho rằng, học phí không sợ mà phụ phí mới đáng lo.

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

Thu quỹ đầu năm, làm gì để không lạm thu?

VOV.VN - Tại TP.HCM tình trạng lạm thu, lạm chi của các lớp trong trường phổ thông vào đầu năm học là câu chuyện không mới nhưng năm nào cũng xuất hiện. Nhiều phụ huynh còn cho rằng, học phí không sợ mà phụ phí mới đáng lo.