HĐND TP HCM bàn về cơ chế chính sách phát triển đặc thù

VOV.VN -HĐND TP HCM khóa 9 bàn thảo về nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân như: tinh giản biên chế, tăng phí sử dụng lòng đường để đỗ xe.

Sáng 15/3, HĐND TP HCM khóa 9 khai mạc kỳ họp thứ VII và cũng là kỳ họp bất thường.

Đây là kỳ họp quyết định một số vấn đề quan trọng của thành phố về cải cách hành chính và thực hiện cơ chế chính sách đặc thù để phát triển TP.

Kỳ họp bất thường của HĐND TPHCM với chuyên đề "Cải cách hành chính và triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội"

Trong hơn một ngày diễn ra kỳ họp, HĐND TPHCM sẽ giám sát, ra nghị quyết về: Chuyên đề về cải cách hành chính “Nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức dịch vụ hành chính công”, đề án tinh giản biên chế, chủ trương đầu tư các dự án nhóm A bằng ngân sách thành phố.

Đồng thời, HĐND TP thảo luận, cho ý kiến về 4 tờ trình của UBND TP cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM là: Thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô; tăng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; chính sách thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, lao động sáng tạo trẻ; chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.

Hiện thành phố có 12.345 biên chế hành chính, vượt 3.635 biên chế so với Trung ương giao nhưng bình quân 1 biên chế đang phục vụ 1.117 người dân, trong tình trạng quá tải. Cho nên, tinh giản biên chế theo đúng định mức chưa thực hiện được ngay.

Năm 2018, UBND TP đề xuất giảm 2% biên chế hành chính, tương đương với 252 biên chế, sau đó sẽ có lộ trình giảm dần.

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu khai mạc kỳ họp

Công tác cải cách hành chính của TP HCM đã đạt được một số kết quả tốt như: 367 cơ quan chuyên ngành thực hiện 1 cửa-1 cửa liên thông, có 493 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 59 dịch vụ cấp độ 4, thành lập được Tổ công tác do chính Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng để giải quyết các thủ tục đầu tư, 80% người dân và doanh nghiệp hài lòng với công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, công tác này được đánh giá chưa đáp ứng sự kỳ vọng của người dân, một số sở ngành trong hệ thống giải quyết công việc chậm, một số thủ tục chưa đồng bộ, một số cán bộ công chức còn có thái độ làm việc chưa đúng mực, tỷ lệ hồ sơ  giải không quyết đúng hẹn còn cao nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng; tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ hành chính công còn thấp...

Đây là những điểm mà thành phố sẽ tập trung để đẩy mạnh cải cách. Trong đó, thành phố sẽ đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công để chấn chỉnh các hoạt động kịp thời.

Ông Cao Thanh Bình, Phó trưởng Ban Pháp chế, HĐND TP HCM nói: “Khi hồ sơ liên thông ở các đơn vị mà chỉ chậm ở một đơn vị thôi thì sẽ chậm trễ luôn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải quyết công việc. Cho nên, thời gian tới, đề nghị UBND TP tập trung chỉ đạo sâu hơn, làm sao cho có tính đồng bộ, đảm bảo tốt giải quyết thủ tục hành chính”.

 

Về 4 tờ trình cụ thể để thực hiện Nghị quyết 54 thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố, về cơ bản các đại biểu HĐND TP HCM đồng tình là cần thiết và phải thực hiện. Bởi trên thực tế, các mức thu phí dừng đỗ xe dưới lòng đường, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đang thực hiện theo mức từ nhiều năm trước nay đã lạc hậu hoặc theo mức chung của cả nước không phù hợp với đô thị lớn.

Thành phố dự kiến yêu cầu các chủ phương tiện buộc phải có ứng dụng công nghệ thông tin khi gửi xe ở các tuyến đường có thu phí và bình quân phí sẽ cao hơn 20% so với gửi ở các trung tâm thương mại.

Theo tính toán ban đầu, nếu đề án được thông qua, tính riêng 35 tuyến đường được phép đậu xe, dự kiến mỗi tháng thành phố thu được khoảng 30 tỷ đồng. Cùng với đó, thành phố có gần 2.790 cơ sở sản xuất (thuộc 16 nhóm) đang nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (tổng lưu lượng gần 143.500m³ mỗi ngày đêm) và mỗi năm thu phí được 8 tỷ đồng.

Một trong những căn cứ tính toán mức tăng cụ thể, UBND TP đề nghị đo nồng độ ô nhiễm trong nước thải để áp phí và bổ sung 520 cơ sở y tế có phát sinh nước thải y tế với tổng lượng nước thải hơn 22.260m³/ngày đêm, các cơ sở xử lý chất thải rắn cũng thải gần 8.000m³/ngày đêm vào danh sách thu. Nếu được thông qua, sau khi tăng phí, bổ sung đối tượng thu phí, mỗi năm TP HCM thu được 60 tỷ đồng.

Nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm đến 2 đề án chính sách thu hút nhân tài và chi thu nhập tăng thêm nhằm hướng đến xây dựng bộ máy nhà nước thật sự tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, góp phần kiến tạo sự phát triển của TP HCM bền vững. Trong đó, đề án thu hút nhân tài tập trung thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, gắn với phát triển khoa học - công nghệ đưa ra mức trợ cấp ngay 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học ngay khi tuyển dụng và sau đó hàng tháng được hưởng lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bên cạnh đó là nhiều chính sách khác về khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nhà ở.

Tóm lại, đây là năm đầu tiên thành phố thực hiện thí điểm cơ chế chính sách đặc thù, đòi hỏi phải có kế hoạch thật cụ thể nhưng phải mang tầm nhìn và giải pháp đủ mạnh để tạo được đột phá cho sự phát triển. Những đề án cụ thể này sẽ được các đại biểu góp ý rất chi tiết.

Ngay trong phiên khai mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM phát biểu: “Thành phố thí điểm thành công không chỉ tạo động lực cho phát triển của mình mà còn đóng góp lớn hơn, nhiều hơn cho cả nước, vì cả nước, cả về nguồn lực và kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó hoàn thiện về cơ chế chính sách, nhất là vấn đề phân cấp, ủy quyền, tăng tính tự chủ tài chính, tăng thẩm quyền cho chính quyền các cấp ở địa phương trong một số lĩnh vực”./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân TP HCM có sử dụng tuyến buýt sông?
Người dân TP HCM có sử dụng tuyến buýt sông?

VOV.VN - Sau hơn 3 tháng hoạt động, tuyến buýt này chủ yếu phục vụ người dân, du khách có nhu cầu du lịch chứ ít người chọn đây là phương tiện di chuyển chính.

Người dân TP HCM có sử dụng tuyến buýt sông?

Người dân TP HCM có sử dụng tuyến buýt sông?

VOV.VN - Sau hơn 3 tháng hoạt động, tuyến buýt này chủ yếu phục vụ người dân, du khách có nhu cầu du lịch chứ ít người chọn đây là phương tiện di chuyển chính.

Muốn có hộ khẩu ở TP HCM, mỗi người phải ở trên 20m2 nhà
Muốn có hộ khẩu ở TP HCM, mỗi người phải ở trên 20m2 nhà

VOV.VN - Mức quy định diện tích nhà 20 m2 đối với một người là yêu cầu quá cao so với điều kiện sống của đa số người dân nhập cư tại TP HCM

Muốn có hộ khẩu ở TP HCM, mỗi người phải ở trên 20m2 nhà

Muốn có hộ khẩu ở TP HCM, mỗi người phải ở trên 20m2 nhà

VOV.VN - Mức quy định diện tích nhà 20 m2 đối với một người là yêu cầu quá cao so với điều kiện sống của đa số người dân nhập cư tại TP HCM

TP HCM chính thức thông xe nhánh N1 hầm chui An Sương
TP HCM chính thức thông xe nhánh N1 hầm chui An Sương

VOV.VN-Nút giao thông ba tầng đầu tiên ở cửa ngõ Tây Bắc - nhánh N1 của hầm chui An Sương, được thông xe.

TP HCM chính thức thông xe nhánh N1 hầm chui An Sương

TP HCM chính thức thông xe nhánh N1 hầm chui An Sương

VOV.VN-Nút giao thông ba tầng đầu tiên ở cửa ngõ Tây Bắc - nhánh N1 của hầm chui An Sương, được thông xe.

TP HCM có thể thu mỗi tháng 31 tỷ đồng từ tăng phí giữ xe
TP HCM có thể thu mỗi tháng 31 tỷ đồng từ tăng phí giữ xe

VOV.VN -Nếu áp dụng và quản lý tốt nguồn thu, mỗi tháng thành phố sẽ có thể thu 31 tỷ đồng.

TP HCM có thể thu mỗi tháng 31 tỷ đồng từ tăng phí giữ xe

TP HCM có thể thu mỗi tháng 31 tỷ đồng từ tăng phí giữ xe

VOV.VN -Nếu áp dụng và quản lý tốt nguồn thu, mỗi tháng thành phố sẽ có thể thu 31 tỷ đồng.