Hiệu quả từ việc cộng đồng tham gia bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng

VOV.VN - Vườn Quốc gia Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) không chỉ nổi tiếng với hồ Tà Đùng - được ví như vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của vùng Nam Trường Sơn.


Khu rừng đặc dụng này có nhiều loài động thực vật quý hiếm, là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam với 222 loài chim đặc hữu toàn thế giới. Việc thu hút bà con ở các bon làng địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng tại đây được đặc biệt chú trọng và mang lại những hiệu quả tích cực. Cứ vào thứ 7 hàng tuần, tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng bon Bnâm (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) tổ chức đi tuần tra, bảo vệ rừng tại hai tiểu khu 1803 và 1807, Vườn Quốc gia Tà Đùng. 12 thành viên của tổ chia thành 2 nhóm, đi bộ 2 hướng tạo thành vòng tròn bao quanh diện tích hơn 200ha đã nhận khoán.

Đi bộ len lỏi qua những cánh rừng già, ông K’Dởnh, dân tộc Mạ, một thành viên của tổ cho biết, thường xuyên đi tuần tra sẽ kịp thời phát hiện những hành vi xâm hại rừng, săn bắn, đặt bẫy động vật rừng. Qua đó, rừng được bảo vệ tốt hơn.

“Bà con mình nhận khoán rồi thì phải có trách nhiệm, tổ bảo vệ rừng thường xuyên đi tuần tra. Hễ có người vào rừng là mình kịp thời ngăn chặn. Biết rừng có người bảo vệ nên rất ít người dám vi phạm”, ông K’Dởnh chia sẻ.

Bon Bnâm là nơi định cư lâu đời của bà con người Mạ, nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia Tà Đùng. Ông K’Sriu, Tổ trưởng tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng của bon cho biết, bà con đã có khoảng 20 năm tham gia quản lý bảo vệ rừng cùng với vườn quốc gia. Công việc này mang lại khoản thu nhập từ 15-20 triệu đồng/hộ/năm, mặc dù chưa nhiều nhưng cũng đã giúp bà con có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống, từ đó gắn bó, có trách nhiệm hơn với rừng.

“Bà con tham gia quản lý, bảo vệ rừng hai chục năm nay, cũng hiểu được mình sống trong rừng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng. Nhà nước cũng có chính sách chi trả tiền cho những người tham gia bảo vệ rừng, tuy là chưa nhiều nhưng mà bà con mình cũng có tiền để mua gạo, mua mắm, muối, trang trải cuộc sống hằng ngày. Về lâu dài, cũng mong là Nhà nước có chính sách để tăng thêm tiền bảo vệ rừng, giúp bà con có nguồn thu tốt hơn, yên tâm, gắn bó hơn với công việc bảo vệ rừng”, ông K’Sriu chia sẻ.

Ông Phan Văn Sự, Phó Trưởng phòng Phòng khoa học và hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, để người dân gắn bó với rừng, đơn vị đang tìm các giải pháp để tăng thu nhập cho bà con. Cùng với tiền khoán, quản lý bảo vệ rừng, hiện nay đơn vị ưu tiên thuê, khoán người dân vùng đệm thực hiện các công trình lâm sinh như trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, làm đường băng cản lửa. Đồng thời, từ kinh phí Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (thực hiện theo Quyết định số 809, ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ), hàng năm Vườn Quốc gia tích cực hỗ trợ các thôn, bon vùng đệm làm đường dân sinh, đèn chiếu sáng nông thôn, cùng nhiều công trình công cộng khác. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời tăng cường gắn kết các cộng vùng đệm với vườn quốc gia, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho bà con. 

Ông Phan Văn Sự cho biết: “Vườn Quốc gia hàng năm có các chương trình hỗ trợ vùng đệm. Như năm 2024, hỗ trợ được 31 cộng đồng với kinh phí khoảng 1,2 tỷ đồng, chủ yếu làm các công trình công cộng. Đó là chính sách bà con rất hưởng ứng và vui mừng”.

Vườn Quốc gia Tà Đùng có diện tích hơn 21.000ha thuộc địa phận hai huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) và huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng). Khu rừng đặc dụng này là nơi bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của vùng Nam Trường Sơn, với nhiều loài động thực vật quý hiếm, là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam với 222 loài chim đặc hữu toàn thế giới.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng cho biết, để bảo vệ hiệu quả diện tích rừng và đa dạng sinh học, đơn vị xác định phải làm tốt công tác thu hút người dân, cộng đồng vùng đệm cùng tham gia. Hiện có khoảng 3.000ha đã được giao khoán cho 14 tổ quản lý, bảo vệ rừng ở các thôn, bon với hơn 150 hộ dân, toàn bộ là bà con người dân tộc thiểu số. 

Theo ông Khương Thanh Long, với những giá trị sinh thái đặc sắc, đặc biệt là hồ Tà Đùng- được ví như vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, Vườn Quốc gia đang xây dựng đề án phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng tại các cộng đồng vùng đệm. Làm được điều này sẽ góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và gắn chặt người dân với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

“Định hướng về lâu dài thì song song với công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng thì chúng tôi tính đến việc tạo sinh kế cho người dân. Chúng tôi đang xây dựng đề án du lịch sinh thái. Nếu triển khai đồng bộ vừa công tác bảo vệ rừng gắn với du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm cho người dân sẽ làm tốt công tác phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng”, ông Khương Thanh Long nói.

Thu hút được người dân, cộng đồng vùng đệm, Vườn Quốc gia Tà Đùng đang làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học. Định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng vùng đệm cũng đang được kỳ vọng giúp nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân đồng thời bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Ứng dụng công nghệ vào bảo vệ rừng: Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

VOV.VN - Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân
Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

VOV.VN - Sau hơn 3 năm chờ đợi, gần 700 hộ dân ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn hứa giải quyết, chi trả hơn 3 tỷ đồng tiền công tham gia bảo vệ gần 16.000 héc-ta rừng chưa chi trả từ năm 2020. Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tỉnh Kon Tum chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân?

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

Tỉnh Kon Tum cam kết sẽ chi trả hơn 3 tỷ tiền công bảo vệ rừng cho hộ dân

VOV.VN - Sau hơn 3 năm chờ đợi, gần 700 hộ dân ở xã Pờ Ê, huyện Kon Plông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn hứa giải quyết, chi trả hơn 3 tỷ đồng tiền công tham gia bảo vệ gần 16.000 héc-ta rừng chưa chi trả từ năm 2020. Đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tỉnh Kon Tum chậm trễ trong việc chi trả tiền công bảo vệ rừng cho các hộ dân?

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định
Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

Hiệu quả từ giao khoán, bảo vệ rừng ở Bình Định

VOV.VN - Thời gian qua, công tác giao khoán, bảo vệ rừng ở tỉnh Bình Định đã phát huy hiệu quả và mang lại thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2024, tỉnh này phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 57,7%, công tác giao khoán, bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng bảo vệ các cánh rừng ở miền núi Bình Định.