Học sinh bỏ học đi làm, thầy giáo nhắn: “Thầy cô, bạn bè luôn đợi em về”

VOV.VN - Sau Tết nguyên đán, học sinh bỏ học đi làm khu công nghiệp, thầy Hiệu trưởng trực tiếp nhắn tin: “Thầy cô và bạn bè luôn mở rộng tấm lòng để chờ đón em về”.

Trên trang cá nhân của mình, thầy giáo Nguyễn Văn Tập, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông huyện Nậm Pồ (Điện Biên) chia sẻ cảm xúc vui mừng khi vừa thuyết phục được một học sinh bỏ học đi làm khu công nghiệp ở Bắc Ninh trở về quê nhà tiếp tục con đường học tập.

Thầy Tập có viết: “Niềm vui khi thầy cô đã đưa được cánh chim non bay lạc trở về tổ ấm! Chỉ bằng những cuộc điện thoại, bằng những dòng tin nhắn thầy đã mang em về từ Bắc Ninh để tiếp tục học tập! Từ nay hãy chuyên tâm học tập em nhé! Thầy tin em sẽ thành công, một học trò chăm ngoan của thầy cô"!

Trao đổi với phóng viên, thầy Tập nói, học sinh mà thầy nhắc đến trong trên trang cá nhân là em Vàng A Trừ, học sinh lớp 11 của Trường. Sau khi nghỉ Tết nguyên đán, em học sinh này đã tự ý bỏ học xuống thành phố Bắc Ninh làm công nhân tại một khu công nghiệp.

“Em Trừ rất chăm ngoan và khi biết em bỏ học đi làm tất cả thầy cô đều xót xa. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng đã nhiều cách chia sẻ, vận động em trở lại trường nhưng chưa thành công”, thầy Nguyễn Văn Tập nói.

Với tư cách là Hiệu trưởng, thầy Tập vẫn không từ bỏ cơ hội để vận động học sinh trở lại trường. Hàng ngày, thầy đều nhắn tin, gọi điện tìm hiểu tình hình công việc, cuộc sống của học sinh như thế nào?

Thầy Tập kể lại, “có lúc em biết được số của thầy gọi đã tắt máy, chặn cuộc gọi. Nắm được tâm lý của học sinh phải sống xa nhà, không có người thân nên mình vẫn kiên trì nhắn tin, gọi điện và cuối cùng em nhấc máy. Em có chia sẻ rằng rất muốn theo học tiếp nhưng vì điều kiện gia đình quá khó khăn cần phải đi làm kiếm tiền. Mình có động viên, em cứ yên tâm trở về nhà học tiếp, mọi khó khăn của gia đình thầy trò cùng tháo gỡ”.

Sau nhiều ngày thuyết phục, em Vàng A Trừ đã quyết định dừng công việc đang làm ở Bắc Ninh trở lại trường tiếp tục con đường học tập. Vì hành trình từ Bắc Ninh về Nậm Pồ dài gần 600 km nên suốt chặng đường, giáo viên của trường liên tục gọi điện, nhắn tin theo dõi đường về nhà của học sinh đảm bảo an toàn.

Trên dòng trạng thái của mình, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông huyện Nậm Pồ (Điện Biên) còn chia sẻ ảnh chụp sự quan tâm, lo lắng của giáo viên khi theo dõi hành trình của học sinh từ Bắc Ninh trở về Điện Biên.
Trên dòng trạng thái của mình, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông huyện Nậm Pồ (Điện Biên) còn chia sẻ ảnh chụp sự quan tâm, lo lắng của giáo viên khi theo dõi hành trình của học sinh từ Bắc Ninh trở về Điện Biên.
Không chỉ riêng em Vàng A Trừ, thầy Nguyễn Văn Tập cho biết, sau Tết, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông huyện Nậm Pồ (Điện Biên) ghi nhận 3 học sinh bỏ học đi làm. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, giáo viên đã vận động học sinh trở lại trường học.

Đặc thù giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa sau nghỉ hè hoặc sau Tết nguyên đán, không ít học sinh đã không trở lại trường học tiếp. Các em bỏ học ở nhà phụ gia đình làm nương hoặc tự ý đi về thành phố làm công việc phổ thông. Việc vận động học sinh trở lại trường là một công việc khá khó khăn của giáo viên.

“Các em còn nhỏ nếu bỏ học, tự ý đi về các thành phố làm việc rất nguy hiểm, các em còn thiếu kỹ năng trong khi có quá nhiều cạm bẫy rình rập. Giáo viên của trường phải tìm nhiều cách khác nhau để giúp học sinh trở về nhà theo học tiếp. Các em hoàn thành chương trình phổ thông sau đó có thể đi học nghề thì cơ hội việc làm, tương lai sẽ bền vững hơn”, thầy Nguyễn Văn Tập chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tham gia nhiều kỳ thi để xét tuyển đại học, thí sinh làm gì để không quá tải?
Tham gia nhiều kỳ thi để xét tuyển đại học, thí sinh làm gì để không quá tải?

VOV.VN - Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2023, nhiều trường tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Với mong muốn tăng cơ hội xét tuyển đại học, nhiều thí sinh sẽ tham gia từ 2-3 kỳ thi.

Tham gia nhiều kỳ thi để xét tuyển đại học, thí sinh làm gì để không quá tải?

Tham gia nhiều kỳ thi để xét tuyển đại học, thí sinh làm gì để không quá tải?

VOV.VN - Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2023, nhiều trường tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Với mong muốn tăng cơ hội xét tuyển đại học, nhiều thí sinh sẽ tham gia từ 2-3 kỳ thi.

Nhiều phương thức tuyển sinh đại học: Thí sinh cần có những lựa chọn phù hợp
Nhiều phương thức tuyển sinh đại học: Thí sinh cần có những lựa chọn phù hợp

VOV.VN - Đa dạng phương thức tuyển sinh đại học mở ra cơ hội cho thí sinh. Tuy nhiên, việc ồ ạt chạy theo trào lưu hay ôm đồm cùng lúc nhiều phương thức mà không lường được khả năng bản thân sẽ tăng áp lực không đáng có.

Nhiều phương thức tuyển sinh đại học: Thí sinh cần có những lựa chọn phù hợp

Nhiều phương thức tuyển sinh đại học: Thí sinh cần có những lựa chọn phù hợp

VOV.VN - Đa dạng phương thức tuyển sinh đại học mở ra cơ hội cho thí sinh. Tuy nhiên, việc ồ ạt chạy theo trào lưu hay ôm đồm cùng lúc nhiều phương thức mà không lường được khả năng bản thân sẽ tăng áp lực không đáng có.

Thách thức nào với giáo viên khi học sinh có thể dùng ChatGPT để trả lời mọi câu hỏi?
Thách thức nào với giáo viên khi học sinh có thể dùng ChatGPT để trả lời mọi câu hỏi?

VOV.VN - Với khả năng “biết tuốt”, giao tiếp như người thật, giải một bài toán chỉ trong vài giây, viết luận văn, thậm chí soạn giáo án, ChatGPT được nhiều người cho rằng sẽ tác động trực tiếp đến việc dạy và học, trong đó sẽ đặt ra những thách thức với giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.

Thách thức nào với giáo viên khi học sinh có thể dùng ChatGPT để trả lời mọi câu hỏi?

Thách thức nào với giáo viên khi học sinh có thể dùng ChatGPT để trả lời mọi câu hỏi?

VOV.VN - Với khả năng “biết tuốt”, giao tiếp như người thật, giải một bài toán chỉ trong vài giây, viết luận văn, thậm chí soạn giáo án, ChatGPT được nhiều người cho rằng sẽ tác động trực tiếp đến việc dạy và học, trong đó sẽ đặt ra những thách thức với giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh.