Hội nghị toàn quốc tập huấn cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo

VOV.VN - Chiều 11/8, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Chỉ đạo 68 Trung ương và Bộ Nội vụ phối hợp tổ chức Hội nghị về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. 170 đại biểu đến từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự hội nghị

 

Sau hơn một năm triển khai Quyết định số 43 của Thủ tướng Chính phủ về Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo, Bộ Nội vụ và UBND các tỉnh, thành phố triển khai kịp thời các kế hoạch đề ra. Ban Tôn giáo Chính phủ tham mưu lãnh đạo Bộ Nội vụ triển khai công tác này hàng năm. Các tỉnh, thành phố bám sát mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai ở địa phương đảm bảo phù hợp với tình hình tín ngưỡng, tôn giáo và thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

 

Đến nay, có 61/63 tỉnh, thành phố cả nước ban hành kế hoạch riêng triển khai Quyết định số 43 của Thủ tướng Chính phủ. Hai địa phương còn lại không xây dựng kế hoạch riêng mà kết hợp công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. Cả nước đã tổ chức được 216 hội nghị tập huấn cho 28.100 lượt cán bộ công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo... Thông qua hội nghị tập huấn nghiệp vụ, nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo; trình độ, năng lực công tác tín ngưỡng, tôn giáo của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo được nâng lên. Việc hướng dẫn các tổ chức hoạt động tôn giáo kịp thời, đúng quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân và ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương.

Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh:  “Đây là lần đầu chúng ta tổ chức sơ kết công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác tôn giáo. Thực tế có nhiều bất cập, hạn chế trong việc triển khai chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo. Chúng tôi lắng nghe ý kiến của các địa phương về những khó khăn, bất cập nhưng đồng thời cũng nói lên những cách làm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Các địa phương trao đổi những cách làm hay, mô hình tốt cùng những kiến nghị, đề xuất”.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ban tôn giáo Chính phủ tập huấn về công tác đối với đạo Tin lành
Ban tôn giáo Chính phủ tập huấn về công tác đối với đạo Tin lành

Việt Nam có khoảng 22 triệu tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có hơn 1 triệu tín đồ theo đạo Tin lành.

Ban tôn giáo Chính phủ tập huấn về công tác đối với đạo Tin lành

Ban tôn giáo Chính phủ tập huấn về công tác đối với đạo Tin lành

Việt Nam có khoảng 22 triệu tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó có hơn 1 triệu tín đồ theo đạo Tin lành.

2,3 triệu đồng bào có đạo ở Tây Nguyên được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
2,3 triệu đồng bào có đạo ở Tây Nguyên được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

VOV.VN - Vùng Tây Nguyên có nhiều tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số khoảng 2,3 triệu tín đồ, gần 4.000 chức sắc, 10.000 chức việc và trên 1.300 cơ sở thờ tự.

2,3 triệu đồng bào có đạo ở Tây Nguyên được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

2,3 triệu đồng bào có đạo ở Tây Nguyên được đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

VOV.VN - Vùng Tây Nguyên có nhiều tổ chức tôn giáo, trong đó chủ yếu là Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao Đài, với tổng số khoảng 2,3 triệu tín đồ, gần 4.000 chức sắc, 10.000 chức việc và trên 1.300 cơ sở thờ tự.

Tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán
Tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán

VOV.VN - Tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác định là quyền cơ bản của mọi người “không ban ơn – xin cho”, các tôn giáo và những người có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán

Tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán

VOV.VN - Tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác định là quyền cơ bản của mọi người “không ban ơn – xin cho”, các tôn giáo và những người có tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.