Lai Châu hướng tới tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

VOV.VN - Bằng cách làm hiệu quả, sáng tạo, sát với tình hình thực tế, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương đã tăng cường tuyên truyền, từng bước nâng cao nhận thức, hành động của gia đình, cộng đồng về Luật bình đẳng giới, hướng tới tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

 

Là tỉnh miền núi, biên giới, với 20 dân tộc thiểu số chung sống, Lai Châu là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao và còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Cuộc sống của phụ nữ, trẻ em gái ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn và chưa được quan tâm.

Đó là buổi tuyên truyền về Luật bình đẳng giới của công chức Văn hóa - Xã hội xã Giang Ma, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tới các cặp vợ chồng dân tộc Mông, tại bản Phìn Chải. Không tổ chức họp bản đông người để đọc luật như nhiều nơi, các tuyên truyền viên đã đến nhà tìm hiểu, thăm hỏi, động viên từng cặp vợ chồng. Với cách trao đổi, nói chuyện thân tình, cởi mở, các nội dung về Luật bình đẳng giới đã được truyền đạt đến bà con theo cách hiểu của đồng bào.

Chị Ma Thị Chư, ở bản Phìn Chải, xã Giang Ma, huyện Tam Đường tâm sự: Theo tập tục trước đây của dân tộc Mông, người phụ nữ chỉ biết làm và mọi việc trong gia đình đều do người đàn ông quyết định. Thậm chí khi gia đình có khách thì chồng ngồi trên nhà mâm cao cỗ đầy, còn vợ con phải ngồi bếp ăn cơm với rau, dưa. Do có chồng là công chức xã và được cán bộ thường xuyên về bản tuyên truyền, vận động, nay chồng và bố chồng chị cũng đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, giúp đỡ và chia sẻ với vợ con nhiều hơn.

"Hàng ngày công việc của em là làm nương, làm ruộng, nuôi lợn, nuôi vịt, nuôi gà, nuôi trâu và nấu rượu. Sáng đi làm về, vợ chưa kịp nấu cơm chồng về chồng giúp vợ nấu cơm trưa, đợi ba mẹ con về rồi cùng ăn. Thứ bảy, Chủ nhật được nghỉ chồng cũng đi giúp bố mẹ, giúp vợ làm việc nương, việc nhà. Hiện nay gia đình có cuộc sống, thu nhập ổn định, chồng cũng không đánh đập vợ gì hết và gia đình cũng hòa thuận"- chị Chư nói.

Chị Lưu Thị Lan Hương, công chức Văn hóa - Xã hội xã Giang Ma chia sẻ: Đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều phong tục, tập quán mà vai trò của phụ nữ trong cuộc sống chỉ là người làm, người sinh đẻ. Các tập tục này đã ăn sâu vào gốc rễ từ thế hệ này qua thế hệ khác, muốn bỏ không thể một sớm một chiều mà làm được. Việc này đòi hỏi người làm công tác tuyên truyền phải hiểu rõ văn hóa của từng dân tộc, biết tiếng đồng bào. Nhờ có cách thức tuyên truyền phù hợp, đến nay vai trò của phụ nữ trên địa bàn cũng đã đổi khác và có tiếng nói nhất định trong gia đình.

"Cán bộ công chức phụ trách bản trực tiếp đi tuyên truyền, đi vào từng nhà nói chuyện cùng với chị em phụ nữ, trong đó có lồng ghép tuyên truyền Luật bình đẳng giới đến chị em. Nội dung chủ yếu nói chuyện về gia đình để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, rồi nói về quyền của người phụ nữ hay là nói về phát triển kinh tế. Đến nay người phụ nữ ở địa bàn, bề ngoài mình nhìn thì thấy không được bình đẳng lắm, thế nhưng trên thực tế để mà quyết việc của gia đình, đa phần người phụ nữ sẽ có ý kiến lớn hơn là người đàn ông".

Là xã vùng cao của huyện Tam Đường, Giang Ma là nơi sinh sống của 5 dân tộc, gần 800 hộ, với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 37%. Do có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mông và Dao nên có những phong tục, nghi lễ riêng biệt, như lễ cấp sắc, lễ gầu tào và trong các nghi lễ này vai trò của người đàn ông được đặc biệt đề cao. Tuy nhiên, nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền Luật bình đẳng giới, đến nay vai trò, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình đã được thay đổi đáng kể.

Ông Ma A Tủa, Phó Chủ tịch UBND xã Giang Ma, huyện Tam Đường cho biết: "Những năm gần đây vai trò của người phụ nữ vùng đồng bào vùng cao ở trên này cơ bản đã được nâng lên rõ rệt. Về đời sống và bình đẳng giới giữa nam và nữ không có sự chia rẽ như những năm trước. Đến thời điểm hiện tại thì người phụ nữ cũng có quyền được làm chủ, thứ nhất là về kinh tế và thứ hai là về trụ cột ở trong gia đình đã được nâng lên. Các ngày lễ, tết mà dành cho chị em phụ nữ cũng đã được các anh quan tâm tổ chức cho các chị em vui chơi, giao lưu và đi tham quan".

Thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, hiện nay địa phương có hơn 400 ban nữ công quần chúng, gần 400 tổ nữ công, với gần 13.000 công chức, viên chức, lao động nữ; chiếm hơn 55% cán bộ, công nhân viên chức, lao động toàn tỉnh. Hiện nay tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, đại biểu các cơ quan dân cử các cấp ngày càng nhiều, chiếm từ 15 đến 36%. Sau 16 năm thực hiện Luật bình đẳng giới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng được khẳng định và nâng lên:

Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu cho biết: Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái, nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2022 - 2030. Trong đó, các cấp, các ngành sẽ phát huy tốt vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động; phát huy các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc. Từ đó, nhằm thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, đời sống, văn hóa và phát triển kinh tế, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

"Trong giai đoạn tới tỉnh sẽ đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, trong đó trú trọng ở trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nhất là hướng đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi mà nhận thức của người dân còn hạn chế về công tác bình đẳng giới. Chúng tôi sẽ triển khai có hiệu quả các mô hình, đó là “địa phương thân thiện và an toàn với trẻ em gái”, “trường học an toàn, thân thiện không bạo lực”, “địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh ở cộng đồng”. Đặc biệt, chúng tôi tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình “ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”- bà Thuỷ nói.

Vai trò, vị thế của phụ nữ các dân tộc thiểu số ở Lai Châu ngày càng được khẳng định và nâng cao tại gia đình và xã hội. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động đang phát huy hiệu quả vai trò nòng cốt của các tổ chức hội, đoàn thể trong công tác vận động phụ nữ, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Cùng với đó là việc thực hiện hiệu quả các mô hình, phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. người có uy tín trong cộng đồng, để hướng tới thông điệp “chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, bình đẳng giới cho cán bộ nữ
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, bình đẳng giới cho cán bộ nữ

VOV.VN - Từ ngày 22 - 25/8/2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với UNDP tại Việt Nam thiết kế nội dung chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới và kèm cặp dành cho cán bộ nữ” dành cho cán bộ nữ trẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, bình đẳng giới cho cán bộ nữ

Chương trình tập huấn nâng cao năng lực lãnh đạo, bình đẳng giới cho cán bộ nữ

VOV.VN - Từ ngày 22 - 25/8/2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với UNDP tại Việt Nam thiết kế nội dung chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý thúc đẩy bình đẳng giới và kèm cặp dành cho cán bộ nữ” dành cho cán bộ nữ trẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Bất bình đẳng và bạo lực giới còn gây nhiều tổn thương  
Bất bình đẳng và bạo lực giới còn gây nhiều tổn thương  

VOV.VN - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được thi hành hơn 13 năm, nhưng ở tỉnh Đăk Lăk, nơi có thành phần dân cư của hầu hết các dân tộc trên mọi miền đất nước, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình vẫn diễn ra, với trung bình mỗi ngần 1.000 vụ việc ghi nhận mỗi năm.

Bất bình đẳng và bạo lực giới còn gây nhiều tổn thương  

Bất bình đẳng và bạo lực giới còn gây nhiều tổn thương  

VOV.VN - Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được thi hành hơn 13 năm, nhưng ở tỉnh Đăk Lăk, nơi có thành phần dân cư của hầu hết các dân tộc trên mọi miền đất nước, tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình vẫn diễn ra, với trung bình mỗi ngần 1.000 vụ việc ghi nhận mỗi năm.

15 doanh nghiệp Việt Nam được trao thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới
15 doanh nghiệp Việt Nam được trao thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới

VOV.VN - 15 doanh nghiệp Việt Nam được trao giải thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, thị trường và cộng đồng ngày 8/11 tại Hà Nội.

15 doanh nghiệp Việt Nam được trao thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới

15 doanh nghiệp Việt Nam được trao thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới

VOV.VN - 15 doanh nghiệp Việt Nam được trao giải thưởng nhờ thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, thị trường và cộng đồng ngày 8/11 tại Hà Nội.