Lạng Sơn khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

VOV.VN - Năm học 2023-2024, tỉnh Lạng Sơn thiếu gần 1.400 giáo viên so với định mức. Trước thực trạng trên, ngành giáo dục Lạng Sơn đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo công tác giảng dạy tại các trường học trên địa bàn.

       

Trường mầm non xã Vân An thuộc xã vùng 3 của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là địa bàn sinh sống của phần lớn người Nùng, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Khuất sau những cánh rừng, trên những quả đồi có độ dốc lớn, là nơi những cô giáo vẫn đang ngày ngày “bám bản, gieo chữ”. Trong điều kiện thiếu giáo viên như năm học 2022-2023, để chăm lo cho học sinh bán trú, cô giáo tại các điểm còn kiêm thêm làm đầu bếp, bảo mẫu.

Cô giáo Vi Thị Quyên, Hiệu trưởng trường mầm non xã Vân An chia sẻ: Nhà trường phải bố trí mỗi cô giáo kiêm thêm nhiều nhiệm vụ: “Bố trí, động viên 2 cô giáo, 1 cô sẽ đi sớm hơn để đón trẻ sớm, 1 cô thì dậy sớm đi chợ, đến giờ trưa tranh thủ nấu cơm cho các cháu. Nhiệm vụ này không ảnh hưởng đến công tác dạy học mà vẫn đảm bảo cho các cháu bán trú. Nhà trường cũng mong muốn được bổ sung thêm nhân viên nấu ăn, hoặc đối với những trường hợp các cô giáo nghỉ thai sản thì sẽ cố gắng tìm kiếm hợp đồng để làm sao đủ giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu được học tập sinh hoạt, được chăm sóc giáo dục trong môi trường đầy đủ nhất”.

Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Lạng Sơn, huyện Cao Lộc cũng rơi vào tình cảnh thiếu giáo viên. Đơn cử như cấp học Mầm non thiếu khoảng 30 giáo viên, cấp Tiểu học thiếu giáo viên dạy văn hóa, còn cấp THCS thiếu giáo viên các môn như: hóa, sinh, lý, toán.

Bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cao Lộc cho biết: Địa phương thực hiện ưu tiên triệt để cho những vùng khó khăn, vùng biên giới để đảm bảo số lượng giáo viên tại đây, đáp ứng đầy đủ việc giảng dạy cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, huyện Cao Lộc tiến hành bố trí giáo viên dạy liên trường, biệt phái giáo viên tại những đơn vị trường thiếu cục bộ, đảm bảo tất cả các môn học đều có viên giảng dạy theo quy định.  

“Ngoài việc quan tâm, động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên, chúng tôi thường xuyên đến các đơn vị trường để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, quan tâm đến chế độ chính sách của Nhà nước. Đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, 100% giáo viên, học sinh được hưởng, không để chậm chễ. Đối với những nơi giao thông đi lại khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, chúng tôi phân đủ giáo viên biên chế. Đối với nữ, công tác trong đó 3 năm, nam 5 năm trở lên, chúng tôi lại luân chuyển ra ngoài trung tâm”, bà Loan nói.

Theo thống kê, năm học 2023-2024, toàn tỉnh Lạng Sơn thiếu 530 giáo viên so với được giao và thiếu 1389 giáo viên so với định mức, trong đó thiếu nhiều nhất là cấp mầm non (499 giáo viên), cấp tiểu học (427 giáo viên). Ngành giáo dục đã chủ động đề ra nhiều giải pháp bảo đảm dạy đủ các môn và hoạt động giáo dục theo quy định.

Cụ thể, trước thềm năm học mới, Sở Giáo dục tổ chức tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu được giao để kịp thời bổ sung cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ, Lạng Sơn đã rà soát số lượng người làm việc được giao so với định mức quy định, đề nghị HĐND tỉnh phê duyệt, giao chỉ tiêu hợp đồng giáo viên nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, cùng với tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, ngành Giáo dục cũng cố gắng cải thiện điều kiện làm việc và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi đối với giáo viên, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên công tác ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa: “Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng khó khăn thì đội ngũ giáo viên đã có những chính sách theo quy định của từng cấp học. Ngoài ưu đãi chung, thì với chương trình hỗ trợ riêng của tỉnh, đối với giáo viên tham gia đào tạo văn bằng 2 và giáo viên đi học nâng chuẩn trình độ đào tạo, thì giáo viên đều được hỗ trợ về học phí. Tỉnh cũng có chế độ thu hút những người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh cũng như hỗ trợ 1 số chuyên ngành để cử đi đào tạo đại học và sau đại học những chuyên ngành còn thiếu, trong đó có đào tạo giáo viên…”

Tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục rà soát các trường, điểm trường, thực hiện sáp nhập trường, điểm trường để tăng tỉ lệ học sinh/lớp; Sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có; cân đối giữa các đơn vị, khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Qua đó, bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, công tác giáo dục trong năm học 2023-2024.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tự chủ để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Tự chủ để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN -  Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên thành phố Hạ Long, (tỉnh Quảng Ninh) quyết định cho 43/68 trường mầm non và THCS công lập thực hiện tự chủ các nội dung về tổ chức bộ máy, nhân sự và một phần tài chính. Giải pháp này nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra trên cả nước. 

Tự chủ để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

Tự chủ để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

VOV.VN -  Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên thành phố Hạ Long, (tỉnh Quảng Ninh) quyết định cho 43/68 trường mầm non và THCS công lập thực hiện tự chủ các nội dung về tổ chức bộ máy, nhân sự và một phần tài chính. Giải pháp này nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra trên cả nước. 

Năm 2022-2023 ngành giáo dục còn khó khăn về thiếu giáo viên, thiếu trường lớp
Năm 2022-2023 ngành giáo dục còn khó khăn về thiếu giáo viên, thiếu trường lớp

VOV.VN - Chiều 18/8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành.

Năm 2022-2023 ngành giáo dục còn khó khăn về thiếu giáo viên, thiếu trường lớp

Năm 2022-2023 ngành giáo dục còn khó khăn về thiếu giáo viên, thiếu trường lớp

VOV.VN - Chiều 18/8, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 toàn ngành.

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?
Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

Hà Nội có bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên?

VOV.VN - Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến UBND các tỉnh, thành phố và các bộ, ban, ngành sửa đổi Nghị định theo hướng xét thăng hạng, bỏ thi. Tuy nhiên, do chưa có văn bản sửa đổi nên hiện nay Nghị định 115/2020/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành.