Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trả lời về thông tin gần 3.000 học sinh không có trường để học

VOV.VN - Trước thông tin gần 3.000 học sinh tốt nghiệp THCS tại Đắk Lắk hiện chưa có trường để học khiến học sinh và phụ huynh lo lắng. Chiều nay, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã trả lời VOV về phương án giải quyết vấn đề này.

Trả lời về thông tin học sinh thiếu trường học lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, để đảm bảo điều kiện cho gần 3.000 học sinh được vào lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên, trước mắt, Tỉnh uỷ chỉ đạo UBND tỉnh và các đơn vị liên quan cân đối bố trí thêm kinh phí và cho chủ trương các Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp mở thêm lớp và hợp đồng giáo viên THPT trên địa bàn để giảng dạy. Về lâu dài, bên cạnh đầu tư hơn nữa mở rộng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tỉnh sẽ thực hiện phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo nhiều chiều để  đảm bảo công bằng trong chọn trường theo năng lực học tập của các em.

 Ông Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk nói: “Hướng sắp tới của tỉnh là phải mở rộng trường lớp trường công và thứ hai là cũng phải tính đến hình thức xét tuyển và căn cứ nhiều hình thức đối tượng khác tránh tình trạng các em có đủ điều kiện mà không được tham gia vào học các trường công , hoặc các trường theo nguyện vọng của các em”-

Như VOV đưa tin, năm học 2022-2023, tỉnh Đắk Lắk có trên 29.000 học sinh tốt nghiệp THCS. Đến nay, có khoảng 23.300 học sinh được tuyển vào lớp 10 (tính cả trường công lập và tư thục), chiếm tỷ lệ hơn 77%. Còn 6.600 học sinh chưa trúng tuyển vào lớp 10. Trong số này, có khoảng 3.600 chỉ tiêu lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên. Số còn lại gần 3.000 học sinh hiện vẫn chưa có trường để học. Vì hiện nay nhiều huyện chưa có trường để các em có thể học nghề, học văn hóa. Các học sinh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các trường đào tạo nghề trên địa bàn cả nước.

Lý giải về việc gần 3.000 học sinh chưa có trường để học, ông Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk - cho biết, tuyển sinh lớp 10 THPT được thực hiện theo chương trình Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025 (Đề án 522). Theo đó, 70% học sinh sau tốt nghiệp THCS sẽ vào THPT, số còn lại học chương trình vừa học nghề, vừa học văn hóa. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk thừa nhận có bất cập trong việc tuyển sinh lớp 10 theo hình thức xét tuyển, phân tuyến theo địa bàn, dẫn đến việc học sinh chỉ được lựa chọn một trường công lập để nộp hồ sơ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều trường mẫu giáo ở Cà Mau thiếu phòng học
Nhiều trường mẫu giáo ở Cà Mau thiếu phòng học

VOV.VN - Tại tỉnh Cà Mau, khối mầm non còn thiếu 139 phòng học nhà trường phải mượn cơ sở vật chất để dạy.

Nhiều trường mẫu giáo ở Cà Mau thiếu phòng học

Nhiều trường mẫu giáo ở Cà Mau thiếu phòng học

VOV.VN - Tại tỉnh Cà Mau, khối mầm non còn thiếu 139 phòng học nhà trường phải mượn cơ sở vật chất để dạy.

Yêu cầu Hà Nội khẩn trương tăng chỗ học, trường công
Yêu cầu Hà Nội khẩn trương tăng chỗ học, trường công

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu thành phố Hà Nội có giải pháp khẩn trương tăng chỗ học, tăng trường THPT công lập đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh.

Yêu cầu Hà Nội khẩn trương tăng chỗ học, trường công

Yêu cầu Hà Nội khẩn trương tăng chỗ học, trường công

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu thành phố Hà Nội có giải pháp khẩn trương tăng chỗ học, tăng trường THPT công lập đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh.