Lao động ở huyện nghèo về nước sớm là do ý thức kém

(VOV) -Nhiều lao động không chịu được quy định ngặt nghèo của các doanh nghiệp nước ngoài nên đã bỏ về nước sớm.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền sáng 14/6, một số đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ kết quả thí điểm đưa lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định 71.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: Trong những năm vừa qua, trên cơ sở số liệu đăng ký đi xuất khẩu lao động ở những huyện nghèo, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức cho 12.000 lao động được học tập, bồi dưỡng kiến thức về ngôn ngữ, tìm hiểu phong tục tập quán… để chuẩn bị cho xuất khẩu lao động. Đến thời điểm này, Bộ đã tổ chức cho 10.000 người của các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, đến nay, có một số lao động lại về nước trước thời hạn.

Lao động học tập tại Trung tâm đào tạo của Liên Việt trước khi xuất cảnh (Ảnh: Pháp luật Việt Nam)

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên nhân của hiện tượng trên là do ý thức chấp hành kỷ luật lao động của một số người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa được như lao động ở các địa phương khác. Nhiều lao động không chịu được quy định ngặt nghèo của các doanh nghiệp nước ngoài nên đã bỏ về nước sớm hơn thời hạn đã thoả thuận.

Để giải quyết việc đưa người lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài một cách hiệu quả, sắp tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ cùng với cơ quan chức năng tiến hành tìm hiểu rõ những bất cập của vấn đề này để có hướng điều chỉnh hợp lý với tình hình thực tế

Người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi đi xuất khẩu lao động

Trong phiên chất vấn, đại biểu Lý Kiều Vân (đoàn Quản Trị) yêu cầu Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói rõ trách nhiệm của Bộ trong quản lý lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại các thị trường ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có 8 Ban Quản lý lao động ở các nước, còn phần đông là các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Trong quy định đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã nêu rõ trách nhiệm của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải thực hiện đúng hợp đồng lao động. Khi người lao động có vấn đề gì thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm tháo gỡ khó khăn, phải báo cáo với Đại sứ quán hoặc tổ chức đại diện Việt Nam tại nước ngoài cùng phối hợp xem xét, giải quyết.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, khi có vấn đề phát sinh, các cơ quan chức năng của Việt Nam tại nước ngoài đều có can thiệp. Mọi vấn đề, vụ việc cơ bản đều được giải quyết và xử lý.

Thế nhưng, thời gian qua, có nhiều người không đi lao động theo sự hướng dẫn của những doanh nghiệp được phép xuất khẩu lao động. Do đó, khi lao động có mâu thuẫn với doanh nghiệp ở nước ngoài khó được giải quyết các quyền lợi. Bộ LĐ-TB&XH không biết được hoạt động của các doanh nghiệp không được cấp phép nên rất khó xem xét vụ việc để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Để quản lý và bảo vệ người dân đi xuất khẩu lao động được tốt hơn, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khuyến cáo, người dân khi đi lao động cho một tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thì cần phải biết họ là ai, quyền lợi của mình đến đâu thì mới có quyết định nên đi hay không.

Còn nếu người dân cứ nghe theo các “cò” lao động không rõ nguồn gốc thì sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu lao động - Không chỉ giải bài toán thất nghiệp?
Xuất khẩu lao động - Không chỉ giải bài toán thất nghiệp?

Lâu nay, việc đào tạo nghề và chọn thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa có sự liên kết chặt chẽ, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Xuất khẩu lao động - Không chỉ giải bài toán thất nghiệp?

Xuất khẩu lao động - Không chỉ giải bài toán thất nghiệp?

Lâu nay, việc đào tạo nghề và chọn thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa có sự liên kết chặt chẽ, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Lừa đảo xuất khẩu lao động- mối lo còn đó
Lừa đảo xuất khẩu lao động- mối lo còn đó

Nắm được điểm yếu của người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài là cần tiền, nhưng lại thiếu hiểu biết luật, những kẻ lừa đảo đã dựng lên rất nhiều kiểu lừa khác nhau.

Lừa đảo xuất khẩu lao động- mối lo còn đó

Lừa đảo xuất khẩu lao động- mối lo còn đó

Nắm được điểm yếu của người có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài là cần tiền, nhưng lại thiếu hiểu biết luật, những kẻ lừa đảo đã dựng lên rất nhiều kiểu lừa khác nhau.

Dụ đi xuất khẩu lao động rồi bán phụ nữ ra nước ngoài
Dụ đi xuất khẩu lao động rồi bán phụ nữ ra nước ngoài

(VOV) -Các đối tượng dụ “con mồi” đi xuất khẩu lao động, sau đó bán những phụ nữ bị lừa sang Trung Quốc.

Dụ đi xuất khẩu lao động rồi bán phụ nữ ra nước ngoài

Dụ đi xuất khẩu lao động rồi bán phụ nữ ra nước ngoài

(VOV) -Các đối tượng dụ “con mồi” đi xuất khẩu lao động, sau đó bán những phụ nữ bị lừa sang Trung Quốc.

Cấp giấy xác nhận không tiền án cho người xuất khẩu lao động
Cấp giấy xác nhận không tiền án cho người xuất khẩu lao động

Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 168 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy xác nhận không có tiền án cho người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Cấp giấy xác nhận không tiền án cho người xuất khẩu lao động

Cấp giấy xác nhận không tiền án cho người xuất khẩu lao động

Bộ Tài Chính vừa ban hành Thông tư 168 quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy xác nhận không có tiền án cho người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.

Xuất khẩu lao động: Lượng và Chất
Xuất khẩu lao động: Lượng và Chất

Người lao động cần chủ động nâng cao trình độ, để hướng tới thị trường có thu nhập cao hơn.

Xuất khẩu lao động: Lượng và Chất

Xuất khẩu lao động: Lượng và Chất

Người lao động cần chủ động nâng cao trình độ, để hướng tới thị trường có thu nhập cao hơn.