Lao động Việt Nam sang Singapore làm việc cần lưu ý những gì?

VOV.VN - Phần lớn lao động Việt Nam đều được cấp visa S Pass với thời hạn hợp đồng là 2 năm và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.

Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), trong số các quốc gia Đông Nam Á thì Singapore là một thị trường khá “khó tính” trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Người lao động nước ngoài muốn được cấp visa ở lại làm việc tại Singapore phải đáp ứng các yêu cầu cao hơn so với các thị trường khác trong khu vực.

(Ảnh minh họa)

Người lao động nước ngoài được cấp phép làm việc tại Singapore có thể được cấp một trong 3 loại visa sau: Work Permit (Giấy phép làm việc): lao động phổ thông làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, hàng hải, chế biến và dịch vụ; không có quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài; S Pass (visa S Pass): lao động kỹ thuật, mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài phải từ SGD2.200/tháng trở lên (bao gồm lương cơ bản và trợ cấp cố định hàng tháng); E Pass (visa E Pass): lao động phải là chuyên gia, mức lương tối thiểu cho người lao động nước ngoài phải từ SGD3.300/tháng trở lên (bao gồm lương cơ bản và trợ cấp cố định hàng tháng).

Hiện nay, người lao động Việt Nam có thể làm việc tại Singapore dưới hình thức visa S Pass hoặc E Pass. Chính phủ Singapore không cấp visa cho lao động Việt Nam theo hình thức Work Permit.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, để được cấp S Pass hoặc E Pass, người lao động Việt Nam phải được một người sử dụng lao động Singapore đứng ra bảo lãnh làm các thủ tục pháp lý cần thiết, trong đó thủ tục đầu tiên là nộp hồ sơ tại Bộ Nhân lực Singapore để xin Thư đồng ý về mặt nguyên tắc (IPA - In-Principal Approval). IPA thường có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 2 đến 3 tháng).

Trong khoảng thời gian này, người lao động phải nhập cảnh Singapore, sau đó phải hoàn tất các yêu cầu khác theo quy định của Singapore để chính thức được cấp visa S Pass hoặc E Pass.

Trước đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã cho phép một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đưa lao động sang làm việc tại Singapore. Phần lớn lao động Việt Nam đều được cấp visa S Pass với thời hạn hợp đồng là 2 năm và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ.

Hiện nay, chỉ có công ty VIRASIMEX đăng ký hợp đồng đưa 5 lao động sang Singapore làm việc trong nhà hàng ở Singapore, được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép tuyển lao động nhưng chưa được thu phí của người lao động vì lao động chưa được cấp IPA (Thư đồng ý về mặt nguyên tắc). Khi nào lao động có IPA, công ty phải làm thủ tục đăng ký hợp đồng với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận, thì mới được phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu lao động có xu hướng giảm sút trong quý I
Xuất khẩu lao động có xu hướng giảm sút trong quý I

VOV.VN - Quý 1/2016, đã có hơn 23.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, giảm hơn 2.000 người so với quý 4/2015.

Xuất khẩu lao động có xu hướng giảm sút trong quý I

Xuất khẩu lao động có xu hướng giảm sút trong quý I

VOV.VN - Quý 1/2016, đã có hơn 23.000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, giảm hơn 2.000 người so với quý 4/2015.

Người lao động chưa được trả “mức lương đủ sống“
Người lao động chưa được trả “mức lương đủ sống“

VOV.VN -Oxfam kêu gọi doanh nghiệp chuyển từ mức lương tối thiểu sang mức lương đủ sống, có tính đến chi phí cho nhà cửa, giáo dục, thực phẩm, đi lại và y tế.

Người lao động chưa được trả “mức lương đủ sống“

Người lao động chưa được trả “mức lương đủ sống“

VOV.VN -Oxfam kêu gọi doanh nghiệp chuyển từ mức lương tối thiểu sang mức lương đủ sống, có tính đến chi phí cho nhà cửa, giáo dục, thực phẩm, đi lại và y tế.

Vì sao người lao động vẫn chưa được giữ sổ bảo hiểm xã hội ?
Vì sao người lao động vẫn chưa được giữ sổ bảo hiểm xã hội ?

VOV.VN - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, áp dụng từ 1/1/2016, người lao động có quyền tự quản lý sổ BHXH thay vì chủ sử dụng lao động như hiện hành.

Vì sao người lao động vẫn chưa được giữ sổ bảo hiểm xã hội ?

Vì sao người lao động vẫn chưa được giữ sổ bảo hiểm xã hội ?

VOV.VN - Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, áp dụng từ 1/1/2016, người lao động có quyền tự quản lý sổ BHXH thay vì chủ sử dụng lao động như hiện hành.

Lao động trẻ em nằm ngoài tầm kiểm soát
Lao động trẻ em nằm ngoài tầm kiểm soát

VOV.VN -Lao động trẻ em chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn và phi chính thức, ngoài tầm kiểm soát của các thanh tra lao động.

Lao động trẻ em nằm ngoài tầm kiểm soát

Lao động trẻ em nằm ngoài tầm kiểm soát

VOV.VN -Lao động trẻ em chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn và phi chính thức, ngoài tầm kiểm soát của các thanh tra lao động.