Lớp học không bảng

VOV.VN-Đó là lớp học dành cho các em làm quen với chữ nổi chủ yếu bằng xúc giác và một số kỹ năng cơ bản để chuẩn bị bước vào lớp 1.

Ngôi nhà cho trẻ khiếm thị - Lớp Dự bị A có tất cả 15 học sinh, em lớn nhất sinh năm 2000 và nhỏ nhất sinh năm 2007. Hầu hết các em bị khiếm thị hoàn toàn, chỉ có 5 em nhìn kém (thị lực 3/10 trở xuống). Cô Nguyễn Thúy Nga, chủ nhiệm lớp Dự bị A cho biết, các em học lớp này sẽ biết đọc, biết viết và làm toán trong phạm vi 10.

Kết thúc lớp học này cũng là lúc các em kiểm tra chất lượng vào lớp 1 để hòa nhập với các bạn mắt sáng. "Năm nay, ngoài việc dạy kiến thức, nhà trường còn thêm một số môn như Kỹ năng sống, Thể dục, Mỹ thuật và Tự nhiên xã hội để các em bớt căng thẳng và hứng thú hơn với các giờ học" - cô Thúy Nga chia sẻ.

Cô Thúy Nga đang hướng dẫn học sinh cách xác định đường đi để không bị ngã

Em Mai, 11 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội, hồn nhiên kể: "Từ nhỏ, cháu chỉ nhìn thấy mờ mờ, không nhìn rõ mặt ai hết. Cháu chỉ hình dung ra khuôn mặt bố mẹ cháu thôi. Cháu đi học ở gần nhà được 3 tháng nhưng không hiểu gì, năm nay mẹ cháu mới cho đến đây học. Cháu thích lắm vì ở đây có các bạn cùng chơi với cháu". Còn em Tùng Nam (quê Hưng Yên), 9 tuổi, nước ra trắng hồng và môi lúc nào cũng đỏ mọng, được cô bầu làm quản ca. "Cháu thích học cô Thúy Nga vì cô rất nhẹ nhàng, chưa bao giờ cô mắng bạn nào cả. Cô chỉ bảo cho chúng cháu từng tí một. Hôm nay cô khen cháu học tiến bộ nhiều và chấm cho cháu điểm 10 đấy", Tùng Nam cười bẽn lẽn.             

Nhìn ánh mắt lấp lánh niềm vui của những người cha, người mẹ khi con được ngồi học và vui đùa cùng các bạn, tôi lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của lớp học này. "Con em ở nhà không chịu chơi với các bạn cùng trang lứa, suốt ngày chỉ chơi một mình vì mặc cảm. Em rất thương con nhưng không biết làm thế nào. Nghe nói ở đây có lớp dự bị cho trẻ khiếm thị nên em thu xếp cho con lên đây theo học.

Đến đây, thấy cháu vui vẻ hòa nhập cùng các bạn mà em mừng rơi nước mắt” - chị Hậu, quê ở Thường Tín, Hà Nội, mẹ cháu Tuấn Hùng tâm sự. Nói rồi chị ôm con vào lòng và bảo tôi: "Đấy chị xem, trên đầu cháu có biết bao nhiêu vết sẹo, vì mắt không nhìn thấy nhưng cháu nghịch lắm, suốt ngày chạy nhảy. Tuấn Hùng học lớp này 2 năm liền đấy, cháu được cô dạy cách đi đứng, biết cách phòng vệ bản thân nên không bị ngã nữa. Em chỉ mong sao cháu vui vẻ, khỏe mạnh và học được cái chữ là em vui rồi. Vất vả mấy vợ chồng em cũng cố gắng chị ạ".

Nhân lửa yêu thương - "Các em giở vở ra bàn để cô đi kiểm tra và nhận xét nhé", cô Thúy Nga vừa dứt lời, các em đã răm rắp làm theo. Em lấy vở, em lấy bản tô màu để nối điểm, em thì đặt miếng gỗ có 6 chấm lên bàn... Thấy tôi ngạc nhiên, cô Thúy Nga giải thích, do các em ở nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau nên các cô phải áp dụng giáo án riêng cho từng em. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nắm bắt được tâm lý của các em để có cách dạy cho phù hợp.

Sau khi đến từng bàn và kiểm tra, chỉnh sửa cho từng em một, cô Thúy Nga nói: "Hết giờ học, các em phải tự về khu nội trú và phòng ăn. Giờ cô hướng dẫn các bạn mới cách đi nhé. Trước tiên, các em giơ tay trái lên trước mặt, chạm mu bàn tay phải vào tường. Đến khi bước, các em phải vừa đi vừa đếm xem có bao nhiêu cánh cửa, đến khi nào đủ 5 cái thì rẽ trái, đi tiếp 10 bước có 3 bậc lên xuống, rồi các em rẽ phải đi thẳng một đoạn lên 3 bậc đến cửa nhà ăn. Đến gần đó, các em sẽ nghe thấy tiếng bát đĩa và ngửi thấy mùi thức ăn, đấy là cách để nhận ra nhà ăn. Để tránh bị va đập vào mặt, các em nên thường xuyên sử dụng “thế an toàn trên””. Vừa dặn dò, cô Thúy Nga vừa cầm tay từng em dắt đi. Cứ thế, hết lượt đi đến lượt về, cô luôn đi bên cạnh để các em cảm thấy tự tin và làm quen dần với đường đi.

Việc học chữ nổi với các em vô cùng gian nan. Bởi ngay cả với các em mắt sáng, việc làm quen với những chữ cái đầu tiên cũng không phải dễ dàng. Bắt đầu bằng 1 ô chữ nổi gồm có 6 chấm từ 1 đến 6 và các ký hiệu: chữ "a" là chấm 1, chữ "b” là chấm 1 - 2, chữ "c” là chấm 1 - 4... các em phải thuộc và nhớ để ghép các ô chữ lại với nhau.

Cô Thúy Nga nói: "Việc học chữ nổi của các em chủ yếu phải nhờ vào xúc giác, muốn các em nhớ và tư duy tốt, ngoài giờ trên lớp, về nhà bố mẹ phải chịu khó học cùng con thì các con mới mau tiến bộ". Chị Hương, ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: "Năm ngoái, Nhật Hà nhà em cũng được cô Thúy Nga dạy, em phải đưa đón và học cùng cháu đấy. Nhiều hôm, cuối giờ em phải vào lớp học cùng để về dạy và học cùng con. Đầu năm học này, Nhật Hà và một bạn tên Bình Dương kiểm tra chất lượng và còn được đặc cách lên thẳng lớp 2 đấy chị ạ". Rồi chị tiếp: "Cô Thúy Nga là người rất có tâm huyết với trò, cô kiên nhẫn và hiểu tâm lý từng học sinh, coi học trò như con đẻ mình vậy!".

Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng có điều kiện học cùng con, nhất là những em ở ngoại tỉnh phải ở nội trú. Cũng chính vì vậy mà có em phải học đi học lại lớp này 2 - 3 năm vẫn chưa vào được lớp 1.

Đến giờ ra chơi, tiếng trống vang lên, các em ùa ra sân nô đùa, chạy nhảy cùng các anh chị mắt sáng. Tiếng nói, tiếng cười hồn nhiên của con trẻ như làm thức dậy cả một khoảng sân trường. Tưởng chừng như không còn ranh giới giữa bóng tối và ánh sáng mà chỉ còn đó tình yêu thương và sự sẻ chia đong đầy…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chung tay xóa “lớp học há mồm”
Chung tay xóa “lớp học há mồm”

(VOV) - Chỉ nằm cách Hà Nội 170km nhưng trường tiểu học Nà Lốc trong tình trạng tồi tàn đến mức khó tưởng tượng nếu không tận mắt nhìn thấy

Chung tay xóa “lớp học há mồm”

Chung tay xóa “lớp học há mồm”

(VOV) - Chỉ nằm cách Hà Nội 170km nhưng trường tiểu học Nà Lốc trong tình trạng tồi tàn đến mức khó tưởng tượng nếu không tận mắt nhìn thấy

Lớp học làm bánh Trung thu cho các cháu nhỏ
Lớp học làm bánh Trung thu cho các cháu nhỏ

VOV.VN -Lớp học làm bánh Trung thu giúp các bé hiểu thêm ý nghĩa của món ăn đặc biệt trong ngày “phá cỗ trông Trăng”.

Lớp học làm bánh Trung thu cho các cháu nhỏ

Lớp học làm bánh Trung thu cho các cháu nhỏ

VOV.VN -Lớp học làm bánh Trung thu giúp các bé hiểu thêm ý nghĩa của món ăn đặc biệt trong ngày “phá cỗ trông Trăng”.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động
Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

Bất chấp lệnh cấm, lớp học cho trẻ vào lớp 1 vô tư hoạt động

(VOV) -Mặc dù Bộ GD-ĐT cấm không dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 nhưng những lớp học, lò luyện chữ vẫn ngang nhiên tồn tại.

Lớp học nhỏ trên Trường Sa lớn
Lớp học nhỏ trên Trường Sa lớn

Yêu quý tặng cô giáo Bùi Thị Nhung và các em bé trên đảo Trường Sa Lớn

Lớp học nhỏ trên Trường Sa lớn

Lớp học nhỏ trên Trường Sa lớn

Yêu quý tặng cô giáo Bùi Thị Nhung và các em bé trên đảo Trường Sa Lớn

Lớp học mang tên “Nghị lực sống”
Lớp học mang tên “Nghị lực sống”

(VOV) -Lớp học miễn phí gồm 12 con người khuyết tật, say mê giảng dạy và học tập mong chờ tương lai tươi sáng hơn.

Lớp học mang tên “Nghị lực sống”

Lớp học mang tên “Nghị lực sống”

(VOV) -Lớp học miễn phí gồm 12 con người khuyết tật, say mê giảng dạy và học tập mong chờ tương lai tươi sáng hơn.

Học sinh phát triển trí tuệ sớm được "nhảy cóc" lớp học
Học sinh phát triển trí tuệ sớm được "nhảy cóc" lớp học

(VOV) -Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Học sinh phát triển trí tuệ sớm được "nhảy cóc" lớp học

Học sinh phát triển trí tuệ sớm được "nhảy cóc" lớp học

(VOV) -Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Các thiên thần nhỏ trong lớp học múa
Các thiên thần nhỏ trong lớp học múa

VOV.VN - Cung Thiếu nhi Hà Nội là địa điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của trẻ em

Các thiên thần nhỏ trong lớp học múa

Các thiên thần nhỏ trong lớp học múa

VOV.VN - Cung Thiếu nhi Hà Nội là địa điểm vui chơi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của trẻ em