Miền quê Thanh Hóa trước thời khắc Giao thừa

(VOV) - Hiện ở đây không khí lạnh tràn về gây mưa phùn. Với người dân quê, đây là thời tiết lý tưởng để đón năm mới

Trong xu thế đổi mới và phát triển của đất nước, vẻ mặt nông thôn cũng ngày càng “thay da đổi thịt”. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đến từng con đường liên thôn liên xóm; điện- đường-trường- trạm được cải thiện một bậc về mọi mặt; giao thương mở rộng… đã góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, nâng cao mức sống người dân. Tuy vậy, người dân vẫn bảo tồn bản sắc văn hóa vùng quê, đặc biệt là những nét đẹp trong Lễ, Tết.

“Vui ba ngày Tết, ấm ba tháng hè”- ý muốn nói sau những tháng ngày bận rộn, vất vả với công việc đồng áng, những chuyến đi biển vào lọng ra khơi, người dân tưng bừng sắm sửa, vui chơi và thăm hỏi nhau trong những ngày Tết.

Do nhiều tố, các thế hệ tiếp theo nơi vùng biển Quảng Xương, nhiều người không còn theo nghề đánh cá. Có người đi làm thuê ở nơi xa, người học hành thành đạt, ổn định công việc nơi những thành phố lớn hoặc trên chính địa phương… nhưng cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều háo hức, chờ đợi vì Tết là dịp “tạm quên” đi công việc để hưởng không khí đầm ấm, vui tươi cùng gia đình, bạn bè đón mùa Xuân mới với nhiều hy vọng, niềm tin mới.

Điều kiện kinh tế ngày càng được nâng cao, cách chơi Tết của người dân vì thế cũng sung túc và “hoành tráng” hơn. Về vùng quê ven biển Quảng Xương trong thời khắc chuẩn bị đón Giao thừa, chúng ta không khỏi ấn tượng với những ánh đèn điện sáng, đèn nháy lung linh, hình ảnh cờ đỏ sao vàng phấp phới trong tiếng nhạc rộn ràng và tiếng cười rộn rã đậm sắc Xuân.

Trong những năm gần đây, không ai bảo ai nhưng mỗi nhà đều có một trúc hoặc cây tre được trang trí cầu kỳ dựng trước nhà (người ta vẫn gọi là “cây nêu”); ít nhất mỗi thôn đều có một chiếc cổng chào được đầu tư công phu và đầy ấn tượng.

Với các bạn thanh niên, dựng “cây nêu” này là việc làm đầu tiên rồi mới nghĩ đến sắm đào, quất, hoa… Mỗi cây trúc cao từ 6-8m, hầu hết phần thân được bỏ hết lá cành và chỉ để lại một ít ở phần ngọn. Có nhiều cách trang trí khác nhau, nhưng trên mỗi cây trúc như thế đều có một lá cờ Tổ quốc, một bóng điện sáng và những chùm đèn nháy được tạo hình bắt mắt.

Khi mà điện thắp sáng nơi công cộng ở vùng quê này chưa được đầu tư đến từng đường làng, ngõ thôn thì những “cây nêu” tạo nên những cột đèn sáng đầy màu sắc và được thắp sáng xuyên đêm.

Còn với chiếc Cổng chào, tuy vào từng điều kiện sẽ được người dân làm bằng tre, luồng hoặc sắt thép. Trên chiếc khung chắc chắn, người ta sẽ cắt những dòng chữ “Chúc mừng Năm mới” và câu đối chúc một mùa Xuân tươi vui, năm mới may mắn. Trên đỉnh mỗi cổng chào, ảnh Bác Hồ được lồng vào hình ông sao trông trang nghiêm. Những bóng đèn sáng và đèn nháy tạo nên hình ảnh đẹp lung linh về đêm.

Chỉ còn ít giờ nữa là đến thời khắc Giao thừa. Không khí lạnh tràn về gây mưa phùn. Với người dân quê, đây chính là thời tiết lý tưởng để đón năm mới. Chút mưa nhẹ đầu Xuân sẽ mang theo những điều tốt lành.

Vào đêm Giao thừa, người dân nơi đây có truyền thống đến nhà người thân, hàng xóm xông đất. Trong khoảnh khắc tiễn năm cũ, đón năm mới, tiếng cười nói rộn ràng, tươi vui đầy ắp trong mỗi nhà, trên mọi cung đường. Và cho dù là người thân thuộc, người trong làng, xã hay từ nơi khác đến, khi gặp nhau trên đường trong thời khắc Giao thừa, mọi người đều nói câu “Chúc mừng Năm mới”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một nét xuân phương Nam
Một nét xuân phương Nam

(VOV) - Cũng giống như nhiều địa phương khác, người dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng đang tất bật sắm sửa để đón mùa Xuân mới.

Một nét xuân phương Nam

Một nét xuân phương Nam

(VOV) - Cũng giống như nhiều địa phương khác, người dân thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng đang tất bật sắm sửa để đón mùa Xuân mới.

5.000 người về đảo Lý Sơn đón Tết
5.000 người về đảo Lý Sơn đón Tết

(VOV) - Đến 15h ngày 9/2 (tức ngày 29 tháng chạp âm lịch) chuyến tàu cuối cùng sẽ chở hành khách cuối cùng về đảo Lý Sơn ăn Tết.

5.000 người về đảo Lý Sơn đón Tết

5.000 người về đảo Lý Sơn đón Tết

(VOV) - Đến 15h ngày 9/2 (tức ngày 29 tháng chạp âm lịch) chuyến tàu cuối cùng sẽ chở hành khách cuối cùng về đảo Lý Sơn ăn Tết.

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc
Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

(VOV) - Nhà văn Tạ Duy Anh trò chuyện về ý nghĩa bữa cơm tất niên và những kỷ niệm đáng nhớ của ông.

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

Mâm cỗ tất niên - sản phẩm văn hóa Việt đặc sắc

(VOV) - Nhà văn Tạ Duy Anh trò chuyện về ý nghĩa bữa cơm tất niên và những kỷ niệm đáng nhớ của ông.

Giao thừa online: Xuân yêu thương
Giao thừa online: Xuân yêu thương

(VOV) - “Giao thừa online: Xuân yêu thương” trực tuyến từ 18h, ngày 9/2 (tức 29 Tết) đến 1h ngày 10/2 (tức 1 Tết Quý Tỵ).

Giao thừa online: Xuân yêu thương

Giao thừa online: Xuân yêu thương

(VOV) - “Giao thừa online: Xuân yêu thương” trực tuyến từ 18h, ngày 9/2 (tức 29 Tết) đến 1h ngày 10/2 (tức 1 Tết Quý Tỵ).

Xuân ở nơi “một tiếng gà gáy, 3 nước đều nghe”
Xuân ở nơi “một tiếng gà gáy, 3 nước đều nghe”

(VOV) -Đó là ngã ba A Pa Chải nằm ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. 

Xuân ở nơi “một tiếng gà gáy, 3 nước đều nghe”

Xuân ở nơi “một tiếng gà gáy, 3 nước đều nghe”

(VOV) -Đó là ngã ba A Pa Chải nằm ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.