Nên có Bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc?

g(VOV) -Có ý kiến cho rằng, để người lao động làm việc trong môi trường tự do, bình đẳng, cần xây dựng được bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc.

Làm thế nào để thực hiện bình đẳng giới và việc làm bền vững, giúp người lao động có cơ hội việc làm, có mức thu nhập công bằng, bảo đảm an toàn ở nơi làm việc và bảo trợ xã hội về mặt gia đình là nội dung chính được đại biểu thảo luận tại Hội thảo về “Bình đẳng giới và việc làm bền vững trong cải cách Luật Lao động”, do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 1/3 tại Hà Nội.

Việc thực hiện bình đẳng giới và việc làm bền vững ở nước ta đang được triển khai hiệu quả trong chương trình Việc làm Bền vững Quốc gia giai đoạn 2012-2016. Mục tiêu của chương trình là tăng cường cơ hội cho tất cả phụ nữ và nam giới có việc làm hiệu quả và bền vững trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, mở rộng diện bao phủ của an sinh xã hội.

Trong chương trình này có lồng ghép bình đẳng giới nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các nhóm yếu thế trong xã hội. Xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi) ngay sau khi được Quốc hội thông qua; xây dựng dự thảo Luật Việc làm và các dự án luật khác thuộc lĩnh vực lao động việc làm đã có trong chương trình của Quốc hội…

Theo ông Nguyễn Hoàng Hà, cán bộ Chương trình cấp cao, Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam cho rằng: Để người lao động được làm việc trong môi trường tự do, bình đẳng, cần xây dựng được bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc.

Ông Nguyễn Hoàng Hà cho biết: “Tôi nghĩ Việt Nam là tấm gương sáng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới qua quá trình xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn nữa vấn đề chống phân biệt đối xử, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Chúng ta cần đưa chính sách này vào thực tiễn mà cụ thể ở doanh nghiệp. Ví dụ nên có một bộ quy tắc ứng xử tại nơi làm việc. Những chính sách đó càng rõ ràng thì sẽ có tính khả thi cao trong thực tiễn”.

Tại hội thảo, nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ việc thực hiện bình đẳng giới và việc làm bền vững được đại diện Bộ Lao động các nước Thái Lan, Brunei, Philipines, Myanmar và Việt Nam trao đổi, chia sẻ.

Đại diện Bộ Lao động việc làm và An sinh xã hội Myanmar cho biết, để thực hiện tốt hai nhiệm vụ này, 5 cục, vụ chuyên ngành trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ giám sát, thực hiện thanh tra lao động, đào tạo, giải quyết các tranh chấp lao động và triển khai chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, Chính phủ Myanmar ban hành rất nhiều các luật liên quan đến lao động việc làm để bảo vệ quyền của người lao động và người sử dụng lao động như: Luật An sinh xã hội, Luật Người lao động làm việc ở trong nước, Luật Phát triển kỹ năng, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Công đoàn…

Ở nước này, các tổ chức bảo vệ người lao động của doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả. Nếu không giải quyết được tranh chấp, người lao động có thể khiếu nại lên các tổ chức bảo vệ người lao động cấp quốc gia và có thể kiện lên tòa án.

Đại diện Bộ Lao động việc làm và An sinh xã hội Myanmar cho biết: “Hiện nay, tranh chấp lao động diễn ra phổ biến. Chúng tôi đã có Luật Tranh chấp lao động để đảm bảo quyền của người lao động cũng như mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động. Chúng tôi cũng có nhiều cơ quan hòa giải được hình thành. Ở cấp doanh nghiệp có 30 công nhân trở lên là có ủy ban điều phối tại nơi làm việc và ở cấp nhà nước cũng có cơ quan hòa giải".

Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những đóng góp, chia sẻ của các chuyên gia trong và ngoài nước tại hội thảo này là tư liệu tham khảo hữu ích để các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý ban hành chính sách, thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ Luật lao động sửa đổi sẽ có hiệu lực trong tháng 5 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối thoại chính sách về bình đẳng giới
Đối thoại chính sách về bình đẳng giới

Đối thoại nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nữ vùng sâu xa còn chịu nhiều thiệt thòi so với ở khu vực thành thị.

Đối thoại chính sách về bình đẳng giới

Đối thoại chính sách về bình đẳng giới

Đối thoại nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em nữ vùng sâu xa còn chịu nhiều thiệt thòi so với ở khu vực thành thị.

Tăng tuổi nghỉ hưu của nữ là thực hiện Luật Bình đẳng giới
Tăng tuổi nghỉ hưu của nữ là thực hiện Luật Bình đẳng giới

(VOV) -Việc tăng tuổi nghỉ hưu của nữ đang là cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển đất nước.

Tăng tuổi nghỉ hưu của nữ là thực hiện Luật Bình đẳng giới

Tăng tuổi nghỉ hưu của nữ là thực hiện Luật Bình đẳng giới

(VOV) -Việc tăng tuổi nghỉ hưu của nữ đang là cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển đất nước.

Bình đẳng giới và việc làm bền vững
Bình đẳng giới và việc làm bền vững

(VOV) - Bộ Luật Lao động sửa đổi đã được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Bình đẳng giới và việc làm bền vững

Bình đẳng giới và việc làm bền vững

(VOV) - Bộ Luật Lao động sửa đổi đã được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.