“Người cha” của những đứa con khuyết tật

VOV.VN - Ông đã hy sinh cả tình cảm của gia đình mình để dành thời gian, công sức chăm lo các mảnh đời bất hạnh

Đã 16 năm nay, ông Bùi Văn Châu, 57 tuổi ở thôn Tây Lạc, ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã nuôi dưỡng và chăm sóc những đứa trẻ khuyết tật với tình thương bao la như những đứa con ruột của mình. Nhiều người đến thăm Mái ấm Phan Sinh, ngôi nhà mà ông đã thành lập để cưu mang những hoàn cảnh éo le, không nơi nương tựa, gọi ông là “thầy Châu” với lòng kính trọng và cảm phục.

Những đứa trẻ bại não được chăm sóc tại Mái ấm Phan Sinh

Tiếng hát trong trẻo, thơ ngây của em Bùi Văn Đen, 6 tuổi, là âm thanh yêu đời hiếm hoi mà ông Bùi Văn Châu nghe được ở chính ngôi nhà của mình. Bởi vì, những đứa bé ông đang cưu mang, em bị bại não, đứa thì khuyết tật nặng, tâm thần, mắc hội chứng Down… nên việc dạy cho các bé hát được là điều rất khó khăn. Phần lớn những đứa trẻ ở đây đều phải cột dây để không la hét, quậy phá.

Hầu hết các em đều từng bị bỏ rơi được ông đưa về nuôi, hoặc do người dân đưa đến mái ấm khi phát hiện chúng lang thang ngoài đường. Có nhiều trường hợp do gia đình đưa trẻ đến gửi gắm và rồi…không bao giờ quay trở lại, trong khi chưa kịp đặt tên con.

Thương cho những mảnh đời bất hạnh vừa khuyết tật về thân thể, vừa thiếu thốn về tình cảm, ông khai sinh cho những đứa nhỏ được mang họ Bùi như con của ông, như Bùi Văn Đen, Bùi Thị Ngân, Bùi Văn Hòa…Đến nay đã có gần 20 người con mang họ Bùi của ông.

Trong số 70 người hiện đang được nuôi dưỡng tại Mái ấm Phan Sinh, có 54 đứa trẻ khuyết tật và 16 cụ già neo đơn, bệnh tật; trong đó, hơn một nửa là không thể tự phục vụ được. Mọi việc từ ăn uống, vệ sinh cho những người khuyết tật, ông Châu và 4 người tình nguyện phải đảm trách. Nhiều hôm có người đau ốm, ông lại đích thân đưa đi bệnh viện và tự lo viện phí.

Ông Trần Văn Phú, 66 tuổi, bị liệt nửa người do tai biến, được chăm sóc ở Mái ấm Phan Sinh đã 3 năm nay chia sẻ: “Thầy Châu đối xử với chúng tôi rất tốt. Thầy là đàn ông và cũng lớn tuổi rồi, nhưng thầy vẫn chăm sóc mọi người rất chu đáo, tôi cảm thấy cuộc đời mình rất có phước khi được thầy và cô ở đây chăm sóc trong lúc bệnh tật, đơn chiếc. Tôi mong sẽ sớm bình phục để ra đời làm ăn trở lại”.

Thầy Châu đi xin cơm thừa về bán cho người chăn nuôi để có thêm tiền nuôi dưỡng những người bất hạnh

Một ngày mới thường bắt đầu với thầy Bùi Văn Châu từ 4-5 giờ sáng. Trên một chiếc xe máy cũ, ông đi đến các chợ đầu mối, chợ đêm xin rau củ và thực phẩm, kiếm kế nuôi những đứa trẻ tật nguyền. Ông kể: “Món nào còn tươi, ngon thì để cho các em nó ăn. Món nào không ăn được thì bán cho người ta nuôi heo. Ngoài ra, các buổi trưa tôi đi mót cơm thừa ở các quán cơm, phân xưởng về bán lấy thêm tiền nuôi bọn trẻ”.

Những khoản thu nhập nhỏ từ việc xin cơm thừa, canh cặn về bán không đủ để trang trải cuộc sống cho chừng ấy con người trong mái ấm. Ông cho biết, mỗi tháng chi tiêu tiết kiệm nhất cũng xấp xỉ 50 triệu đồng, trong đó chủ yếu là tã và bỉm cho những người không thể tự phục vụ. Không phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các mạnh thường quân, ông chủ động phát triển chăn nuôi. Tại khu vườn của Mái ấm Phan Sinh, ông Châu thả gà, nuôi ếch, nuôi cá, vừa tự cung tự cấp thực phẩm, vừa kiếm thêm thu nhập lo cho mái ấm. Mỗi năm, ông cũng có thu nhập trên 200 triệu đồng. Ngoài ra, vào những buổi tối, ông Bùi Văn Châu lại đi dạy kèm Anh văn cho các nhóm học trò ở thị trấn Trảng Bom để kiếm thêm chi phí chăm lo cho những đứa con bất hạnh của mình.

Nói về ông Bùi Văn Châu, chị Đỗ Thị Niềm, người tình nguyện vào giúp việc cho Mái ấm Phan Sinh cho biết: “Thầy là một người tốt. Thầy có gia đình nhưng không nghĩ đến gia đình mà đi lo cho các em”.

16 năm thành lập nhưng Mái ấm Phan Sinh mới được cấp phép là cơ sở bảo trợ xã hội được một năm nay. Biết bao khó khăn, không ít kỷ niệm buồn vui đã đong đầy khiến ông không thể rời bỏ mái ấm này để đoàn tụ cùng vợ con đang định cư ở Mỹ. Nhiều năm trôi qua, ông không còn nhớ khuôn mặt những con người đáng trách, là cha mẹ, người thân của các mảnh đời bất hạnh đã đưa núm ruột của họ đến đây và bước đi vĩnh viễn. Ông chỉ còn nhớ đến những đôi mắt vô định khi gặp ông, chúng cần lắm tình yêu thương của người cha - người thầy Bùi Văn Châu, cần lắm sự chia sẻ từ cộng đồng..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 19 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật
Hơn 19 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật

VOV.VN - Số tiền được dùng để hỗ trợ phẫu thuật mắt, trao xe lăn, dạy nghề… cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Hơn 19 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật

Hơn 19 tỷ đồng ủng hộ người khuyết tật

VOV.VN - Số tiền được dùng để hỗ trợ phẫu thuật mắt, trao xe lăn, dạy nghề… cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

Để người khuyết tật vững tin, vượt qua rào cản
Để người khuyết tật vững tin, vượt qua rào cản

VOV.VN -Ngày quốc tế vì người khuyết tật năm nay có chủ đề “Xóa bỏ rào cản, mở rộng cửa vì một thế giới hòa nhập cho tất cả”.

Để người khuyết tật vững tin, vượt qua rào cản

Để người khuyết tật vững tin, vượt qua rào cản

VOV.VN -Ngày quốc tế vì người khuyết tật năm nay có chủ đề “Xóa bỏ rào cản, mở rộng cửa vì một thế giới hòa nhập cho tất cả”.

Chương trình giao lưu việc làm cho người khuyết tật
Chương trình giao lưu việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN -Chương trình “Một trái tim - Một thế giới” đã trở thành địa chỉ tin cậy để chia sẻ những khó khăn với người khuyết tật.

Chương trình giao lưu việc làm cho người khuyết tật

Chương trình giao lưu việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN -Chương trình “Một trái tim - Một thế giới” đã trở thành địa chỉ tin cậy để chia sẻ những khó khăn với người khuyết tật.

Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật
Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật

VOV.VN -Ở Việt Nam, các phương tiện truyền thông đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến bộ phụ nữ và trợ giúp người khuyết tật

Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật

Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật

VOV.VN -Ở Việt Nam, các phương tiện truyền thông đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến bộ phụ nữ và trợ giúp người khuyết tật

Việt Nam nỗ lực rất cao để hỗ trợ người khuyết tật
Việt Nam nỗ lực rất cao để hỗ trợ người khuyết tật

VOV.VN -Khẳng định hệ thống chính sách, pháp luật chung được xây dựng theo hướng có tính tới những nhu cầu các cộng đồng thiểu số

Việt Nam nỗ lực rất cao để hỗ trợ người khuyết tật

Việt Nam nỗ lực rất cao để hỗ trợ người khuyết tật

VOV.VN -Khẳng định hệ thống chính sách, pháp luật chung được xây dựng theo hướng có tính tới những nhu cầu các cộng đồng thiểu số

Trao hơn 1 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo đảo Lý Sơn
Trao hơn 1 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo đảo Lý Sơn

VOV.VN -Nguồn hỗ trợ này do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn TP HCM đóng góp.

Trao hơn 1 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo đảo Lý Sơn

Trao hơn 1 tỷ đồng xây nhà cho người nghèo đảo Lý Sơn

VOV.VN -Nguồn hỗ trợ này do các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn TP HCM đóng góp.

Hà Nội tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị
Hà Nội tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị

VOV.VN -Đây là những tấm gương đã có nhiều đóng góp cho hoạt động Hội Người mù thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.

Hà Nội tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị

Hà Nội tôn vinh 10 tấm gương người khiếm thị

VOV.VN -Đây là những tấm gương đã có nhiều đóng góp cho hoạt động Hội Người mù thành phố, góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.

TPHCM: 35 tỷ đồng xây trung tâm thực hành cho trẻ khuyết tật
TPHCM: 35 tỷ đồng xây trung tâm thực hành cho trẻ khuyết tật

Trung tâm thực hành được xây dựng trên diện tích 12.000m2, giúp các trẻ khuyết tật không phải vất vả đi tìm việc làm.

TPHCM: 35 tỷ đồng xây trung tâm thực hành cho trẻ khuyết tật

TPHCM: 35 tỷ đồng xây trung tâm thực hành cho trẻ khuyết tật

Trung tâm thực hành được xây dựng trên diện tích 12.000m2, giúp các trẻ khuyết tật không phải vất vả đi tìm việc làm.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ
Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

VOV.VN -Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ căn cứ kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo để quyết định tuyển thẳng.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét thẳng vào ĐH, CĐ

VOV.VN -Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ căn cứ kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo để quyết định tuyển thẳng.

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật năm 2014
Ngày hội việc làm cho người khuyết tật năm 2014

VOV.VN -Đây là cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật và khẳng định họ có thể làm việc như những người bình thường khác.

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật năm 2014

Ngày hội việc làm cho người khuyết tật năm 2014

VOV.VN -Đây là cơ hội tìm kiếm việc làm cho người khuyết tật và khẳng định họ có thể làm việc như những người bình thường khác.