Người dân ở Thượng Thôn, Cao Bằng mong một mùa bội thu

VOV.VN - Tháng 3, đồng bào các dân tộc ở xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng nhộn nhịp cùng lên nương tra ngô, trồng khoai, lạc, đỗ… những loại cây đã gắn với đồng bào từ bao đời nay.

 

Đi dọc tuyến đường vào Lục Khu (tên gọi chung của 7 xã vùng cao huyện Hà Quảng bao gồm: Thượng Thôn, Nội Thôn, Hồng Sỹ, Mã Ba, Lũng Nặm, Cải Viên và Tổng Cọt), mùa này sẽ bắt gặp cảnh đồng bào dân tộc lên nương đông vui nhộn nhịp. Từng tốp khoảng 10 người nói cười ríu rít, người thì cuốc đất, người thì bón phân, người thì tra hạt, ai cũng hăm hở làm việc với tâm thế mong một mùa bội thu.

Lục Khu được gọi là “vùng đất khát”, bởi ở đây chỉ có núi đá, không có nguồn nước nên việc canh tác của người dân gặp muôn vàn khó khăn. Đất cằn trên núi đá nên ngô là cây trồng chủ đạo của người Mông ở xóm Lũng Giàng, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng.

Bà Dương Thị Dinh bảo, dù khó khăn nhưng cũng không thể bỏ đất trống, phải làm mới có cái ăn. Dịp này bà con trong xóm cùng xúm vào hỗ trợ nhau trồng cho xong vụ ngô. Đây cũng là nét đẹp không chỉ của người Mông mà còn của đồng bào các dân tộc trên vùng cao núi đá.

"Nhờ mười mấy người trong xóm về trồng ngô cho gia đình, thấy vui lắm. Người dân trên này nghèo lắm nên làm xong về có cơm ăn cơm, có rau ăn rau. Nhà trồng mười mấy cân ngô giống, có năm đủ ăn, có năm không đủ", bà Dinh nói.

Xóm Lũng Giàng có 43 hộ 100% là người Mông. Mã Văn Tu, xóm Lũng Giàng cho hay, ra Tết cả xóm quây quần giúp đỡ nhau, làm đến khi nào xong thì thôi, ngô được tra xong mới yên tâm. Người Mông giúp nhau bằng công chứ không có tiền.

"Hôm nay trồng 15-16 kg ngô giống mất 1 ngày xong. Ngày mai anh em nào trồng thì mình lại giúp, đoàn kết nhưng vùng cao dân tộc nghèo, làm khó khăn. Đất toàn đá, nước không có nước sinh hoạt, cuộc sống khổ đấy. Nếu có nước sinh hoạt tốt hơn, nhưng có nếu có nước vẫn nghèo thôi vì mỗi nhà chỉ trồng được 10kg ngô giống thì chắc không giàu được vì không có đất, nước, thiếu nhiều thứ lắm", anh Mã Văn Tu chia sẻ.

Đi sâu vào xóm Thượng Sơn, xã Thượng Thôn là nơi sinh sống của dân tộc Nùng. Đất canh tác ở đây bằng phẳng hơn nhưng vẫn chung khó khăn “không nước”. Vì thế cây trồng chủ yếu của bà con người Nùng cũng chỉ tập trung vào cây ngô, lạc, đỗ tương và mấy năm gần đây có thêm cây gừng.

Bà Hoàng Thị Hường, ở xóm Thượng Sơn, xã Thượng Thôn cho hay: "Sau khi trồng cây gừng xong thì trồng ngô, lạc rất tốt. Ở đây chỉ trồng cây lạc, cây gừng, đỗ tương. Cây lạc được bà con duy trì trồng rất là tốt như năm rồi trồng giá trị tăng cao, 16-17 nghìn đồng/1kg nên bà con lại tiếp tục trồng lạc nhiều. Cây gừng bà con vẫn trồng nhưng ít hơn mỗi nhà trồng từ 80-100kg gừng giống. Cây gừng trồng rủi ro hơn nhiều vì hay bị sâu bệnh, tuy nhiên giá trị cao hơn cả chục lần trồng cây ngô"

Ra xuân vào mùa trồng trọt, không chỉ người Mông mà người Nùng cũng có truyền thống lần lượt giúp nhau làm việc đồng áng. Ngày này, ở các thửa ruộng nhộn nhịp đông vui lắm, người lớn nói cười rôm rả nhưng tay vẫn thoăn thoắt làm việc. Đám trẻ theo bố mẹ ra đồng cũng được việc, đứa cuốc đất, đứa làm cỏ. Dương Văn Nam hiện đang học lớp 6 cho biết, được nghỉ học nên em ra đồng giúp đỡ người lớn.

"Cả trường được nghỉ học, mẹ bảo đi hộ nhà bà Hường trồng ngô. Cháu cuốc đất, cháu được bố mẹ dạy cho. Lúc đầu cháu đi ra ruộng theo bố mẹ, bố mẹ bảo cháu làm theo thì cháu làm. Ra đây làm việc cho bố mẹ, đi chơi chán lắm", anh Dương Văn Niệm cho biết.

Ít đất canh tác, thiếu nước sinh hoạt để trồng trọt chăn nuôi, khiến cuộc sống người dân ở Thượng Thôn cũng như nhiều xã vùng cao của Hà Quảng còn vô vàn khó khăn, nghèo đói bủa vây. Mong ước thuần chất của người dân ở xã Thượng Thôn là có đất sản xuất, có nước thì mới cải thiện được kinh tế, đời sống. Nhưng thực tế lại vô cùng khắc nghiệt, đất chỉ có vậy, nước thì phụ thuộc vào thiên nhiên, khó là vậy nhưng họ vẫn kiên cường bám trụ “để giữ đất, giữ quê”, như lời anh Mã Văn Tu, người Mông ở xóm Lũng Giàng tâm sự.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Cao Bằng chủ động ứng phó thiếu nước vụ xuân
Người dân Cao Bằng chủ động ứng phó thiếu nước vụ xuân

VOV.VN - Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tiếp tục gây nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho sản xuất vụ xuân, do đó, người dân tỉnh miền núi Cao Bằng đã chủ động làm đất, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm ứng phó với hạn hán có thể xảy ra.

Người dân Cao Bằng chủ động ứng phó thiếu nước vụ xuân

Người dân Cao Bằng chủ động ứng phó thiếu nước vụ xuân

VOV.VN - Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino tiếp tục gây nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho sản xuất vụ xuân, do đó, người dân tỉnh miền núi Cao Bằng đã chủ động làm đất, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm ứng phó với hạn hán có thể xảy ra.

Hàng trăm nhà hảo tâm chung tay giúp cháu bé mồ côi ở bản miền núi Cao Bằng
Hàng trăm nhà hảo tâm chung tay giúp cháu bé mồ côi ở bản miền núi Cao Bằng

VOV.VN - Mẹ bỏ nhà đi đã lâu, bé Sầm Thị Thu Huyền (5 tuổi) sống cùng người bố mắc bệnh hiểm nghèo tại xóm Cả Poóc, Xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Ngày 25/2 vừa qua do bệnh tật, anh Sầm Văn Hướng - bố của bé Huyền đã không may qua đời…

Hàng trăm nhà hảo tâm chung tay giúp cháu bé mồ côi ở bản miền núi Cao Bằng

Hàng trăm nhà hảo tâm chung tay giúp cháu bé mồ côi ở bản miền núi Cao Bằng

VOV.VN - Mẹ bỏ nhà đi đã lâu, bé Sầm Thị Thu Huyền (5 tuổi) sống cùng người bố mắc bệnh hiểm nghèo tại xóm Cả Poóc, Xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Ngày 25/2 vừa qua do bệnh tật, anh Sầm Văn Hướng - bố của bé Huyền đã không may qua đời…

Cao Bằng ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong vụ xuân
Cao Bằng ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong vụ xuân

VOV.VN -  Trước nguy cơ hạn hán có thể xảy ra trong những tháng cao điểm mùa khô, tỉnh Cao Bằng yêu cầu các địa phương, đơn vị và người dân chủ động có các biện pháp ứng phó, đặc biệt kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.

Cao Bằng ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong vụ xuân

Cao Bằng ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước trong vụ xuân

VOV.VN -  Trước nguy cơ hạn hán có thể xảy ra trong những tháng cao điểm mùa khô, tỉnh Cao Bằng yêu cầu các địa phương, đơn vị và người dân chủ động có các biện pháp ứng phó, đặc biệt kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.