Người lính Cụ Hồ nặng lòng với văn hóa người Dao

VOV.VN - Với tâm huyết của mình, ông Đặng Hồng Quân đã truyền lại cho lớp con cháu những làn điệu dân ca độc đáo, truyền thống.

Sau khi rời quân ngũ, ông Đặng Hồng Quân, ở làng Khe Đát, xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã trở về quê hương mở các lớp học hát những làn điệu dân ca truyền thống của người Dao Quần Trắng. Với tâm huyết của mình, ông đã truyền lại cho lớp con cháu những làn điệu dân ca độc đáo, truyền thống và hơn nữa là tiếp thêm ngọn lửa để con cháu thêm yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ, năm 1968 chàng thanh niên người Dao - Đặng Hồng Quân khi ấy mới 19 tuổi, đã xung phong lên đường nhập ngũ với tất cả bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. Sau ngày đất nước thống nhất, ông ra Bắc và tiếp tục cống hiến cho Quân đội đến năm 2004 mới trở về quê hương.


Ông Đặng Hồng Quân

Về với nơi một thuở chăn trâu, cắt cỏ ông thấy vui bởi nhờ các chương trình 134, 145, 167…của Chính phủ, cùng với nỗ lực lao động sản xuất của bà con, bản làng đã thay đổi, cuộc sống khấm khá lên rất nhiều so với trước. Nhưng có một điều làm ông suy tư, trăn trở là bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc mình cũng đang mai một dần. Những làn điệu dân ca của người Dao Quần Trắng nay lớp trẻ không còn  mấy người biết hát, con trẻ cũng không còn biết thêu thùa và không muốn mặc trang phục truyền thống, không biết nói đúng tiếng mẹ đẻ…

Ông Đặng Hồng Quân nhớ lại: “Tôi thấy bản sắc dân tộc quý như thế không thể để bị mai một? Không, bản sắc dân tộc giá trị lắm, dù mải làm ăn đến đâu thì chúng ta vẫn phải lưu lại, tổ chức dạy cho lớp trẻ. Nếu không 15- 20 năm nữa sẽ chẳng còn ai biết hát, chứ nói gì đến sáng tác. Thế là tôi tính đến mở lớp dạy hát”.

Ý chí của người lính Cụ Hồ như thúc giục ông Quân phải làm nhanh, làm ngay tức khắc. Ông quyết định trao đổi với Bí thư Chi bộ thôn, chính quyền xã về việc cần thiết phải lưu giữ, truyền lại các làn điệu hát của dân tộc mình, đặc biệt là hát giao duyên cho thế hệ sau. Nhận được sự đồng ý, giúp sức của chính quyền, đoàn thể, lớp học tại gia của ông đã ra đời. Từng làn điệu, từng câu hát, từng từ luyến láy…được ông lặp đi lặp lại dạy các con, các cháu.

“Những bài hát giao duyên và nhiều làn điệu khác tôi đã được ông bà, bố mẹ và anh chị dạy cho từ lúc 11 tuổi. Tôi thấy rất hay và sâu sắc, thế là tôi học thuộc hết các bài hát giao duyên, đối đáp, hát trong sản xuất, hát mừng nhà mới, lúa mới… đi đâu tôi cũng hát từ làm nương đến đi cấy. Sau này, tôi học thêm và biết hát những bài hát khó như trong lễ lập tịch, cấp sắc và biết cả sáng tác nữa. Có thể nói những bài hát Dao Quần Trắng nó như dòng máu chảy trong người tôi”, ông Quân kể.

Công sức của ông Quân không uổng, lớp học cứ ngày một đông dần. Lúc đầu mới mở chỉ có 4 – 5 nam thanh, nữ tú trong làng đến học, nay đã lên đến gần 40 người, đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ đứa trẻ lên 8, lên 10 đến những học viên ngoài 40 tuổi, xa gần đều tới học…Lớp học được ông Quân ấn định thời gian vào 20 giờ đến 21h 30 tối hàng ngày. Trong lớp học ấy ông dạy hoàn toàn miễn phí. Theo ông thì việc các cháu, các con biết luyến láy đúng, biết hát các làn điệu cha ông để lại chính là tặng cho ông món quà quý hơn vàng rồi. Ông Quân cho biết: Cái khó đối với dạy hát tiếng Dao chính là nhiều cháu đã không còn nói được tiếng mẹ đẻ chuẩn. Khó là vậy nhưng ông vẫn quyết tâm dạy bằng được. Ông bảo: Ngày nào còn khỏe, còn sức lực thì ông còn tiếp tục công việc tâm huyết này.

“Con đường lâu ngày ta không phát thì nó sẽ rậm rạp, bài hát cũng vậy nếu lâu ngày ta không luyện thì cũng sẽ quên. Tôi bảo mọi người đừng ngại, phải thường xuyên học, lúc đầu chưa chuẩn, dần dần sẽ chuẩn, học đơn giản trước rồi học khó sau. Như hát giao duyên thì tập hát, tập sáng tác những bài đơn giản như giới thiệu tên tuổi, xin làm quen…cái nào khó cứ hỏi tôi”, ông Quân chia sẻ.

 Với sự nhiệt huyết của mình, ông Đặng Hồng Quân được bà con trong bản hết sức tin yêu, kính phục. Ai cũng ủng hộ và giúp đỡ ông để ông hoàn thành tâm nguyện. Những ngày cuối năm 2014 này, ông Đặng Hồng Quân vinh dự được đại diện cho gần 240 hộ gia đình Dao Quần Trắng ở xã Tân Đồng đi dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp, nơi ông có cơ hội giao lưu, học tập và chia sẻ những kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa
Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Đề nghị công nhận Lễ cấp sắc người Dao là di sản văn hóa

Tỉnh Tuyên Quang đang lập hồ sơ đề nghị công nhận Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người Dao (Lào Cai) trình tường (nhà) bằng đất dày khoảng 40 cm để mùa đông không lo giá lạnh (ảnh: Ngọc Bằng)
Người Dao (Lào Cai) trình tường (nhà) bằng đất dày khoảng 40 cm để mùa đông không lo giá lạnh (ảnh: Ngọc Bằng)
Lễ Cúng rừng của người Dao Tuyển (Lào Cai)
Lễ Cúng rừng của người Dao Tuyển (Lào Cai)

Sáng 21/2 (tức mùng 8 Tết), bà con người dân tộc Dao Tuyển ở khu vực bản Mạ, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai ) tổ chức Lễ hội bảo vệ và phát triêể rừng cộng đồng, kết hợp lễ cúng rừng đầu xuân theo phong tục cổ truyền .

Lễ Cúng rừng của người Dao Tuyển (Lào Cai)

Lễ Cúng rừng của người Dao Tuyển (Lào Cai)

Sáng 21/2 (tức mùng 8 Tết), bà con người dân tộc Dao Tuyển ở khu vực bản Mạ, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai ) tổ chức Lễ hội bảo vệ và phát triêể rừng cộng đồng, kết hợp lễ cúng rừng đầu xuân theo phong tục cổ truyền .

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái
Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Mùa xuân, mùa hoa nở, mùa của lễ hội và cũng là mùa cưới hỏi của người dân tộc Dao đỏ. Ngày nay, nhiều thủ tục lạc hậu đã được bà con lược bỏ, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa.  

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Mùa xuân, mùa hoa nở, mùa của lễ hội và cũng là mùa cưới hỏi của người dân tộc Dao đỏ. Ngày nay, nhiều thủ tục lạc hậu đã được bà con lược bỏ, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa.  

Lễ hội “Hát qua làng” của người Dao Tuyển
Lễ hội “Hát qua làng” của người Dao Tuyển

Đây là lễ hội độc đáo của đồng bào các dân tộc ít người tỉnh Lào Cai tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

Lễ hội “Hát qua làng” của người Dao Tuyển

Lễ hội “Hát qua làng” của người Dao Tuyển

Đây là lễ hội độc đáo của đồng bào các dân tộc ít người tỉnh Lào Cai tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc
Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông, một người phụ nữ.

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông, một người phụ nữ.