Nhà thầu cao tốc Bắc-Nam kiến nghị “gỡ” bất cập đơn giá định mức

VOV.VN - Không ít nhà thầu rơi vào cảnh càng làm càng lỗ, không có nguồn lực tái đầu tư trang thiết bị, tuyển dụng hay giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao để tăng năng lực cạnh tranh. Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân như chưa cập nhật và sử dụng các dữ liệu định mức thực tế.

Sau một số cuộc họp liên ngành Giao thông-Xây dựng với đại diện các đơn vị thi công xây dựng cao tốc Bắc-Nam, ngày 9/1/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 02/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, GTVT, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, cao tốc Bắc-Nam…

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 12

Ngày 20/2/2024, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đã có văn bản gửi các nhà thầu, các đơn vị tư vấn về việc tham gia ý kiến đối với các định mức dự toán xây dựng công trình, trong đó có dự thảo các định mức sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2021/TT-BXD.

Tuy nhiên, nhiều định mức sửa đổi vẫn chưa phản ảnh đúng đủ với thực tế. Các định mức bổ sung mới lại thấp hơn nhiều so với các định mức đã được Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) có ý kiến trước đó nhưng chưa được ban hành rộng rãi.

Theo nhận định của các chuyên gia giao thông, bất cập lớn nhất trong đơn giá, định mức theo quy định tại Thông tư 12 hiện nay tập trung ở ba vấn đề là nhân công, ca máy và khấu hao vật tư thi công. Thực tiễn đó đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cấp thiết xây dựng bộ đơn giá, định mức mới phù hợp đáp ứng yêu cầu các dự án đang được xây dựng.

Tại nhiều cuộc họp về đơn giá định mức đầu tư xây dựng các dự án giao thông, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh-Phó Tư lệnh Binh đoàn 12, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, đơn vị đang sở hữu các hợp đồng xây dựng công trình giao thông lên tới hơn 30.000 tỷ đồng cho biết, khó khăn lớn nhất đối với các nhà thầu xây dựng giao thông hiện nay chính là hệ thống đơn giá, định mức quá thấp, lạc hậu rất xa so với thực tế.

“Có sự chênh lệch rất lớn giữa đơn giá trong hợp đồng so với giá thực tế. Trong đợt “bão giá” vật liệu cao tốc vừa qua, giá cát đắp theo hợp đồng khoảng 153.000 đồng/m3, nhưng thực tế mua bên ngoài khoảng 254.000 đồng/m3. Một công trình thi công thông thường, riêng hạng mục cát đắp đã cần sử dụng tới 300.000 m3, tính qua, nhà thầu phải bù lỗ xấp xỉ 30 tỷ đồng. Còn về đơn giá nhân công, chủ đầu tư ép tiến độ, yêu cầu nhà thầu làm “3 ca, 4 kíp", nhưng lại không thấy cơ quan nào bàn đến thực tế làm tăng giờ, tiền lương phải tăng 200 - 300% và nhà thầu lấy nguồn ở đâu để bù vào”, Đại tá Nguyễn Tuấn Anh cho biết.

Cũng theo lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, công trình hoàn thành đưa vào khai thác, khi tiến hành thanh tra kiểm toán, các cơ quan này thường áp dụng định mức có giá trị thấp nhất, nếu vượt mức là yêu cầu thu hồi của nhà thầu. Điều đó cho thấy, cùng một công việc có thể áp rất nhiều định mức chưa phù hợp với thực tế. Có bộ định mức vừa ban hành đã bộc lộ rõ bất cập.

Khi dự toán các gói thầu có vốn Nhà nước lại được xây dựng trên hệ thống đơn giá, định mức như trên, khiến các nhà thầu dù giành được hợp đồng cũng rất khó có lợi nhuận, thậm chí đối diện với thua lỗ nếu gặp biến động giá lớn như giai đoạn 2020 - 2022.

“Việc tháo vòng kim cô mang tên đơn giá, định mức đang là vấn đề rất cấp thiết, nếu không, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó tích luỹ tiềm lực để trưởng thành, vươn tầm quốc tế”, đại diện Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn kiến nghị.

Trong khi đó, ông Vũ Đức Nhận-Phó Tổng Giám đốc Công ty Phương Thành bày tỏ, trước đây, tiến độ bình quân làm một dự án cao tốc là 4-5 năm, nhưng nay rút ngắn xuống chỉ còn 2 năm, đòi hỏi nhà thầu phải duy trì một lượng lớn nhân công.

“Tại dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1, thời gian thi công thực tế mỗi năm chỉ khoảng 5-6 tháng, còn lại là trời mưa quanh năm, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để triển khai thi công. Trong khi nhà thầu vẫn duy trì đầy đủ thiết bị, nhân lực trên công trường. Khi có điều kiện thi công thuận lợi thì thời gian thi công không còn nhiều, buộc phải huy động thêm lượng thiết bị, máy móc, nhân lực rất lớn để bù tiến độ. Bất cập là vậy, nhưng các phần chi phí nhân công tăng thêm thì nhà thầu lại không được tính”, ông Nhận cho hay.

Đồng tình với những quan điểm trên, ông Nguyễn Hồng Quang-Phó Chủ tịch Tập đoàn Định An cho biết thêm, trong đơn giá hiện nay có hai phần cần phải xem xét là đơn giá trực tiếp và hệ số khấu hao vật tư quá thấp, nhiều công trình hoàn thành có khi phải bán ngay thiết bị đặc chủng, bởi càng giữ càng lỗ.

Trước đó, trong văn bản kiến nghị của 12 nhà thầu gửi các cơ quan, ban ngành khi thực hiện dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 1 đã nêu rõ, đơn giá trực tiếp trung bình thiếu một nửa. Thí dụ, đơn giá tính nhân công thực hiện 1m3 bê tông chỉ từ 600.000 - 650.000 đồng, nhưng thực tế có giá từ 1,2-1,5 triệu đồng.

Về khấu hao vật tư và ca máy, đơn giá ca máy đã lập quá lâu, không có thiết bị đặc chủng đưa vào thực hiện, nhà thầu phải đầu tư thiết bị để bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đơn cử, mua một trạm trộn Nikko của Nhật Bản, chi phí khoảng 30-40 tỷ đồng, của Hàn Quốc khoảng 20 tỷ đồng, hệ thống máy khoan nhồi khoảng 20 tỷ đồng, máy thảm 10 tỷ đồng...Với khấu hao tính trong đơn giá ca máy làm liên tục, khối lượng không tập trung, máy thi công xong dự án phải bán ngay, vì càng giữ càng lỗ.

Khi nào áp dụng cho nhà thầu?

Đại tá Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị, cần có mã định mức được mô tả, định nghĩa, điều kiện áp dụng cụ thể, rõ ràng, tránh trường hợp một hạng mục nhưng áp dụng nhiều định mức khác nhau. Ngoài ra, việc lập đơn giá định mức, nếu cần thiết, các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình nghiên cứu triển khai, cần phải có đối chiếu thực địa.

“Cơ quan quản lý Nhà nước có thể học hỏi kinh nghiệm ở một số nước, xem xét xã hội hóa công tác lập định mức để kịp thời áp dụng, hiện có hàng trăm định mức, nếu cứ tuần tự lập từng định mức thì sẽ mất rất nhiều thời gian, khi hoàn thành có khi đã lạc hậu rất xa thực tiễn", Đại tá Tuấn Anh cảnh báo.

Ngoài giá nhân công áp dụng theo đơn giá ban hành của các địa phương trên địa bàn dự án thì giá nhân công các bậc áp dụng ở mức tối thiểu chỉ khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày. Thực tế thị trường lao động phổ thông, chưa qua đào tạo cũng đã 400-500.000 đồng/ngày, chưa kể các ngày nghỉ, ngày lễ phải tính hệ số 200-300%.

Về bất cập trong việc áp dụng chỉ số bù giá vật liệu, đối với dự án thực hiện tại địa phương mà không sẵn có loại vật liệu cần thiết hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn yêu cầu, nhà thầu thi công buộc phải mua vật liệu ở địa phương khác với giá cao hơn so với tại địa bàn dự án, và chi phí vận chuyển cũng tăng lên.

Ông Nguyễn Hồng Quang bày tỏ, việc khắc phục đơn giá, định mức tuy không thể làm nhanh được nhưng nếu có cách làm mới thì cũng không quá lâu, có thể xong trước khi hoàn thành cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2. Trong giai đoạn 1 cao tốc Bắc-Nam, đã bầu ra 20 nhà thầu lớn với 7 đơn vị thường trực, làm rất chi tiết trong việc sao chép các chứng từ, lập bảng so sánh giữa hồ sơ thầu, định mức thực tế đang áp dụng và định mức phải làm thừa-thiếu như thế nào, hóa đơn chuẩn sẽ có chi phí thật...Cơ quan chuyên môn ra hiện trường đi theo nhà thầu thi công thực tế sẽ có biên bản rà soát hiện trường chính xác.

“Theo tính toán của chúng tôi, có chưa đến 300 định mức, có thể chia nhóm để làm, có đủ thời gian làm đơn giá định mức, khắc phục các vướng mắc còn tồn tại. Tại dự án cao tốc Bắc-Nam, có thể lấy một số đoạn làm điển hình, sau đó so sánh chéo, các bộ ngành cần có sự phối hợp tham gia về vấn đề này. Nếu bắt đầu làm từ bây giờ, có thể không quá 2 năm sẽ hoàn thiện bộ đơn giá, định mức”, ông Quang kiến nghị.

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

VOV.VN - Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được nhà thầu tích cực triển khai, trong đó có 3 hầm xuyên núi trên tuyến được xác định là đường găng tiến độ của dự án và được tập trung nhiều máy móc thiết bị cũng như nhân lực thi công…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Tập đoàn Định An: Thi công cao tốc Bắc-Nam bằng lòng tự hào dân tộc
Chủ tịch Tập đoàn Định An: Thi công cao tốc Bắc-Nam bằng lòng tự hào dân tộc

VOV.VN - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Định An Cao Đăng Hoạt khẳng định bản lĩnh của người Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế, thi công công trình giao thông. Chúng tôi muốn khẳng định dấu ấn qua cao các dự án cao tốc Bắc - Nam và sẵn sàng tham gia các dự án to lớn, phức tạp về công nghệ trong tương lai…

Chủ tịch Tập đoàn Định An: Thi công cao tốc Bắc-Nam bằng lòng tự hào dân tộc

Chủ tịch Tập đoàn Định An: Thi công cao tốc Bắc-Nam bằng lòng tự hào dân tộc

VOV.VN - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Định An Cao Đăng Hoạt khẳng định bản lĩnh của người Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế, thi công công trình giao thông. Chúng tôi muốn khẳng định dấu ấn qua cao các dự án cao tốc Bắc - Nam và sẵn sàng tham gia các dự án to lớn, phức tạp về công nghệ trong tương lai…

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác
Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.

Chưa rõ nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công cao tốc Bắc-Nam qua ĐBSCL
Chưa rõ nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công cao tốc Bắc-Nam qua ĐBSCL

VOV.VN - Hiện vẫn còn khoảng 2,1 triệu m3 cát phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau chưa xác nhận được nguồn cung cấp và công suất khai thác của các mỏ hiện nay rất thấp, chỉ đạt khoảng 8.000 m3/ngày đối với các mỏ đang khai thác.

Chưa rõ nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công cao tốc Bắc-Nam qua ĐBSCL

Chưa rõ nguồn cung hơn 2 triệu m3 cát thi công cao tốc Bắc-Nam qua ĐBSCL

VOV.VN - Hiện vẫn còn khoảng 2,1 triệu m3 cát phục vụ thi công cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau chưa xác nhận được nguồn cung cấp và công suất khai thác của các mỏ hiện nay rất thấp, chỉ đạt khoảng 8.000 m3/ngày đối với các mỏ đang khai thác.

Bộ GTVT: Cắt bớt công việc của nhà thầu chậm trễ thi công cao tốc Bắc-Nam
Bộ GTVT: Cắt bớt công việc của nhà thầu chậm trễ thi công cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu phải bổ sung đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, huy động nguồn lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông. Sẽ thực hiện điều chuyển khối lượng công việc của nhà thầu chậm trễ tại các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Bộ GTVT: Cắt bớt công việc của nhà thầu chậm trễ thi công cao tốc Bắc-Nam

Bộ GTVT: Cắt bớt công việc của nhà thầu chậm trễ thi công cao tốc Bắc-Nam

VOV.VN - Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu phải bổ sung đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực, huy động nguồn lực tài chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông. Sẽ thực hiện điều chuyển khối lượng công việc của nhà thầu chậm trễ tại các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận
Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

VOV.VN - Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra xử lý vị trí thoát nước đường cao tốc, đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm với việc bồi thường nứt nhà dân trong khi thi công các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

Bộ GTVT phản hồi việc thi công cao tốc Bắc-Nam gây nứt nhà dân ở Bình Thuận

VOV.VN - Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra xử lý vị trí thoát nước đường cao tốc, đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm với việc bồi thường nứt nhà dân trong khi thi công các dự án cao tốc Bắc-Nam.

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”
Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

VOV.VN - Ngoài nguồn cung nguồn vật liệu, các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và việc hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, còn nhà thầu vẫn đang phải thi công kiểu “xôi đỗ”.

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

Vướng mặt bằng, thiếu vật liệu, thi công cao tốc Bắc-Nam kiểu “xôi đỗ”

VOV.VN - Ngoài nguồn cung nguồn vật liệu, các dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vẫn đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng và việc hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, còn nhà thầu vẫn đang phải thi công kiểu “xôi đỗ”.

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn
Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

VOV.VN - Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được nhà thầu tích cực triển khai, trong đó có 3 hầm xuyên núi trên tuyến được xác định là đường găng tiến độ của dự án và được tập trung nhiều máy móc thiết bị cũng như nhân lực thi công…

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Tăng tốc thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

VOV.VN - Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được nhà thầu tích cực triển khai, trong đó có 3 hầm xuyên núi trên tuyến được xác định là đường găng tiến độ của dự án và được tập trung nhiều máy móc thiết bị cũng như nhân lực thi công…