Nông thôn mới ở Quảng Nam: Mục tiêu định cư bền vững

(VOV) -Huyện Tây Giang xác định tái định cư bền vững, ổn định đời sống đồng bào là một trong những tiêu chí quan trọng.

Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là huyện vùng cao biên giới, với địa hình hiểm trở, bà con có tập tục sống du canh rải rác. Do vậy, có nhà ở kiên cố, định cư bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số là ưu tiên hàng đầu mà chính quyền và nhân dân huyện này quyết tâm thực hiện trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Giữa cái nắng oi ả đầu mùa hè, tuyến đường dài 23 km nối từ trung tâm huyện Tây Giang đến xã Dang mịt mù bụi đất. Ông B’nươh Bê, đồng bào C’Tu khoe, UBND huyện Tây Giang đang tiến hành giải phóng mặt bằng, san đồi bạt núi lấy đất làm hạ tầng, xây dựng các khu tái định cư mới cho đồng bào; chuẩn bị được đến khu tái định cư mới nên ai nấy đều phấn khởi.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngoài A Nông là xã điểm, UBND huyện Tây Giang đang tập trung cho những xã phải di dời, nhường đất cho thủy điện A Vương. Cư dân nơi đây chịu nhiều thiệt thòi khi nhường đất cho thủy điện. Đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, đất sản xuất không có, người dân luôn sống trong cảnh thấp thỏm nỗi lo sạt lở….

Ông Phan Văn Mãi, Phó Trưởng ban quản lý các dự án đầu tư huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Huyện xác định tái định cư bền vững, ổn định đời sống đồng bào là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới của huyện, với mục tiêu tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, với đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm.

Theo ông Briu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam: Mục tiêu tái định cư ổn định đời sống đồng bào là lấy thôn làm gốc, xây dựng thôn làm điểm. Song hành với tái định cư là việc gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa. Lấy văn hóa làm cơ sở thúc đẩy kinh tế, đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, 10 năm qua kể từ khi tái lập huyện, Tây Giang từng bước khởi sắc từ chính giá trị văn hóa truyền thống.

Xác định tái định cư bền vững là mục tiêu quan trọng, Tây Giang đã đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới. Với quan điểm lấy thôn làm gốc, xây dựng nông thôn mới trên nền bản sắc văn hóa của mình, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam sớm về đích trong xây dựng nông thôn mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng nông thôn mới: Chậm vì nhận thức, thiếu vốn
Xây dựng nông thôn mới: Chậm vì nhận thức, thiếu vốn

(VOV)-Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, chương trình vẫn đang “giậm chân tại chỗ”...

Xây dựng nông thôn mới: Chậm vì nhận thức, thiếu vốn

Xây dựng nông thôn mới: Chậm vì nhận thức, thiếu vốn

(VOV)-Sau hơn 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên, chương trình vẫn đang “giậm chân tại chỗ”...

Xây dựng nông thôn mới: Sáng tạo để cán đích
Xây dựng nông thôn mới: Sáng tạo để cán đích

(VOV) -Dù gặp khó khăn về nhận thức, nguồn vốn, nhưng Sơn La, Điện Biên đã sáng tạo, không ỷ lại

Xây dựng nông thôn mới: Sáng tạo để cán đích

Xây dựng nông thôn mới: Sáng tạo để cán đích

(VOV) -Dù gặp khó khăn về nhận thức, nguồn vốn, nhưng Sơn La, Điện Biên đã sáng tạo, không ỷ lại

Xây dựng nông thôn mới: Lúng túng từ trên xuống
Xây dựng nông thôn mới: Lúng túng từ trên xuống

(VOV) -Hải Dương lên kế hoạch đến 2015 có 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng trong quá trình triển khai đang nảy sinh không ít vấn đề

Xây dựng nông thôn mới: Lúng túng từ trên xuống

Xây dựng nông thôn mới: Lúng túng từ trên xuống

(VOV) -Hải Dương lên kế hoạch đến 2015 có 58 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng trong quá trình triển khai đang nảy sinh không ít vấn đề